Vậy là “thành viên bé bỏng” đã ở bên bạn 6 tháng – 1 nửa chặng đường của năm đầu tiên. Bé sẽ phát triển nhanh từ giai đoạn này mà có thể bạn sẽ cảm thấy rất bất ngờ. Vậy trẻ 7 tháng biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi sẽ bao gồm những gì? Hãy cùng Beyeume tìm hiểu chi tiết quá bài viết dưới đây.
Trẻ 7 tháng biết làm gì?
Tuần 25: Khi trẻ 7 tháng tuổi trở đi, giai đoạn này, bố mẹ sẽ chúng kiến được rất nhiều sự thay đổi đáng chú ý của trẻ trong giai đoạn này. Vậy, trẻ 7 tháng biết làm gì? Câu trả lời là bé có thể làm được khá nhiều thứ như có thể tự mình ngồi vững hơn, nhưng vẫn cần đến hỗ trợ của người lớn. Để giữ cho bé ngồi lâu hơn, mẹ có thể đặt một vài chiếc gối sau lưng bé để đỡ lưng cho con, và bày một vài món đồ chơi gây thu hút ở trước mặt và hai bên của bé.
Bé 7 tháng tuổi cũng có thể có những phản xạ với người đối diện khi được trò chuyện, trong khi trò chuyện, bé thường sẽ chăm chú nhìn vào miệng người nói bởi thời điểm này, bé cũng rất hứng thú với việc nhìn mọi thứ chuyển động. Đây là một phản xạ rất tự nhiên của những bé 7 tháng tuổi đối với những sự vật sự việc xảy ra xung quanh.
Tuần 26: Khi ở giai đoạn bé 7 tháng tuổi, bé thường có cảm giác lo sợ khi xa ba mẹ, điều đó có nghĩa là bạn cần ở bên bé cả ngày. Cảm giác sợ chia xa này là một tình trạng hoàn toàn bình thường mà em bé sơ sinh nào cũng sẽ trải qua bởi lúc này, bé đã lúc này bé đã có thể nhận biết được ai là người thường xuyên tiếp xúc, thân thiết với mình, chính vì vậy nên trẻ 7 tháng tuổi thường khóc, né tranh hay không chịu cho những người khác xa lạ bồng bế mình.
Đây là điều rất bình thường nên các mẹ bỉm sữa không cần quá lo lắng khi thấy bé quấy khóc vì người bế không phải là bố mẹ hay những người bé thường xuyên tiếp xúc.
Khi trẻ 7 tháng tuổi, bố mẹ đã có thể tranh thủ kết hợp giữa việc chăm sóc bé và làm một số các công việc trong nhà. Hoặc nếu không yên tâm, mẹ có thể sử dụng đồ địu con trên lưng trong khi làm việc. Điều này sẽ giúp mẹ có thể vừa ở bên cạnh con, vừa hoàn tất được công việc cần thiết.
Hoặc nếu bạn muốn tập cho bé thoát ra khỏi cơn lo lắng này, hãy thử rời đi một lúc sau khi cho con bú, hoặc sau bữa ăn. Việc này sẽ tạo nên thói quen cho bé tự chơi một mình, và giúp bé đỡ lo lắng hơn khi không có mẹ bên cạnh.
Một số trường hợp, khi bé 7 tháng tuổi hoặc thậm chí khi trẻ 4 tháng tuổi, các ông bố bà mẹ sẽ cho con ngủ riêng ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh để tập cho bé tính tự lập, không phụ thuộc. Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới tập cho bé ngủ riêng, bố mẹ cũng nên thường xuyên chú ý đến bé cho đến khi bé hoàn toàn quen với việc ngủ một mình
Tuần 27: Thời gian này, bé rất có hững thú với các loại đồ chơi, những đồ vật chuyển động. Vậy nên bố mẹ nên chuẩn bị cho bé thêm một vai món đồ chơi mới để thu hút sự chú ý của bé. Khi cầm đồ chơi trên tay, các bé thường thích thú ném ra xa, mặc dù điều này khá là phiền phức cho mẹ khi chơi cùng bé, tuy nhiên đó chính là những nỗ lực phát triển của bé.
Đây là cách cách để trẻ 7 tháng tuổi nhận biết về những thứ xung quanh bé đang được vận hành như thế nào – mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả. Khi bé nhận được hồi đáp như mình mong đợi, bé sẽ hiểu được những kết quả có thể xảy ra đối với một số hành động cụ thể của mình.
Tuần 28: Khi trẻ 7 tháng tuổi, các chức năng vận động của bé đã khá hoàn thiện, có thể sử dụng tay một cách thuần thục hơn với các động tác bắt chước mẹ. Nếu thời điểm này, bạn đã bắt đầu cho bé ăn dặm, hãy cho bé cầm nắm thức ăn mềm, dễ cầm để cải thiện hơn khả năng dùng tay của bé.
Vào thời điểm này, bé hầu như vẫn chưa thể phân biệt được các vật dụng một cách cụ thể. Chính vì vậy nên đôi khi, bố mẹ có thể thấy điện thoại của mình bị bé ném vào một góc nào đó hoặc đôi khi sẽ nhìn thấy điện thoại của mình bị vứt ở một góc nào đó.
Bên cạnh đó, khi bé 7 tháng tuổi, bé còn có khả năng nhận ra sự khác biệt giữa hình ảnh phản chiếu trong gương với người thật. Điều này khá thú vị đối với các bé, vậy nên thỉnh thoảng bố mẹ sẽ thấy bé con của mình nhìn chàm chằm vào bản thân trước gương. Nếu lúc này, bạn bước đến đứng trước gương, bé sẽ quay lại nhìn bạn vì nhận thức được việc bạn đang ở ngay phía sau lưng bé.
Như vậy, với câu hỏi trẻ 7 tháng biết làm gì, thông qua những thông tin chi tiết theo từng tuần trong tháng 11 chúng tôi đề cập đến trên. Bạn đọc đã có thêm thông tin chi tiết về sự phát triển của trong giai đoạn này, từ đó có cách chăm sóc phù hợp để bé phát triển toàn diện về thể chất, trí não.
Khi nào bé bắt đầu mọc răng?
Đến khi trẻ 7 tháng tuổi, giai đoạn này bé có thể đã có một vài chiếc răng, bởi thông thường, tẻ sẽ mọc răng từ tháng 3 hoặc tháng 4 trở đi. Tuy nhiên, đến tháng 6, tháng 7, răng mới bắt đầu nhú lên khỏi lợi và các mẹ mới có thẻ nhìn thấy. Răng cửa ở hàm trên và hàm dưới sẽ là hai vị trí bé mọc răng đầu tiên của trẻ.
Trong giai đoạn mọc răng, bé thường cảm thấy ngứa nướu và luôn muốn cắn hoặc gặm các món đồ chơi hoặc tay. Các mẹ bỉm sữa có thể cho bé dùng ti giả để đảm bảo vệ sinh cho bé.
Những trò chơi mẹ nên chơi cùng bé?
Đối với trẻ 7 tháng tuổi, những món đồ chơi nhiều màu sắc, mềm mại khá thu hút sự chú ý của bé. Chính vì vậy mà các mẹ có thể lựa chọn cho bé những món đồ chơi như thú bông nhiều màu sắc, có kích thước lớn để hạn chế tình trạng bé nuốt phải.
Mỗi khi thêm một đồ chơi mới vào giỏ đồ chơi của bé, mẹ sẽ cần kiểm tra xem liệu đồ chơi đó có mềm không, các đường may khâu có kĩ càng và chất liệu vải có dễ giặt hay không. Một số món đồ chơi khác như bóng nhựa, bóng cao su, búp bê…cũng là những thứ mà mẹ có thể mua và cùng chơi với bé.
Ở thời điểm này, nếu bé có món một món đồ chơi “ruột”, bạn sẽ thấy, lấy đồ chơi khỏi tay bé hoặc ngăn con không ngậm đồ chơi vào miệng không còn dễ dàng như trước đây. Bé sẽ khóc to nếu món đồ chơi của mình bị lấy ra khỏi tay. Đây là sự phát triển của bé 7 tháng tuổi về những thứ bé thích hoặc không thích.
Trên đây là thông tin Beyeume tham khảo, tổng hợp được về sự phát triển của bé 7 tháng tuổi, trả lời thắc mắc của các mẹ bỉm sữa trẻ 7 tháng biết làm gì. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc, các ông bố, bà mẹ bỉm sữa đang chăm sóc cho con ở cùng giai đoạn.