Bé 10 tháng tuổi, ở thời điểm này bé đã có rất nhiều sự thay đổi so với thời điểm mới sinh. Nhận thức của bé đã phát triển rất nhiều so với thời điểm lúc mới sinh. Bên cạnh đó, giai đoạn này bé cúng phát triển rất nhanh về khả năng giao tiếp và khả năng ngôn ngữ.
Nghe những lời của cô cậu nhóc nói thì có vẻ rất rõ ràng và giống một từ cụ thể, nhưng thực ra chỉ là tiếng bi ba bi bô không cụ thể. Tháng này vẫn là lúc bé cố gắng đứng dậy nhờ tựa hoặc bám vào các đồ vật trong nhà. Ngoài ra, bé 10 tháng tuổi biết làm gì nữa?
Niềm vui của ba mẹ là được nhìn thấy con lớn lên mỗi ngày và chứng kiến những thay đổi tuyệt vời của thiên thần bé nhỏ. Tìm hiểu những bước phát triển của bé mỗi tuần, mỗi tháng không thể nằm ngoài mối quan tâm của các bậc làm cha mẹ.
Bé 10 tháng tuổi biết làm gì?
Tuần 37: Khi bé 10 tháng tuổi, con bạn đã biết bò một thời gian, đến lúc này, bé đã có thể di chuyển rất nhanh và bò khắp nhà mà không phải gắng sức quá nhiều. Đã đến lúc mẹ dọn dẹp bớt các vật dụng trong nhà, cất những đồ có thể gây nguy hiểm, và những món đồ có giá trị ở những nơi ngoài tầm với của bé. Đồng thời, cửa nhà tắm cần phải luôn đóng kín để các bé không gặp phải các tai nạn trong nhà tắm. Mẹ cũng cần nghiêm khắc nhắc nhở con những tình huống có thể khiến bé gặp nguy hiểm và thực hiện một cách kiên quyết.
Tuần 38: Ở giai đoạn bé 10 tháng thuổi, tiên thần nhỏ hiếu động của bạn sẽ để lại dấu vết ở bất cứ nơi nào bé đi qua. Trong khi luồn lách quanh nhà, bé sẽ kéo nhiều đồ vật ra khỏi kệ, đổ hết đồ chơi ra ngoài. Cả sọt rác cũng có thể trở thành đồ chơi yêu thích của bé. Mẹ sẽ mệt nhoài vì phải dọn dẹp những “thành quả” của bé mỗi ngày, nhưng đây là một dấu hiệu tốt cho thấy em bé của bạn có trí tò mò và muốn khám quá xung quanh. Đó là một phần hoàn toàn tự nhiên trong sự phát triển của bé.
Trong tuần này, bé cũng sẽ tập đứng và đi nhiều hơn, tất nhiên là cùng với sự hỗ trợ của người lớn hoặc tựa vào đồ vật. Từ tư thế đứng, bé cũng sẽ cố gắng cúi người để nhặt đồ chơi bằng một tay, trong khi một tay nắm vào tay mẹ hoặc vịn vào các đồ vật chắc chắn là điều mà bé 10 tháng tuổi biết làm.
Tuần 39: Nếu chú ý, bạn sẽ nhận thấy rằng bé luôn luôn mang ngậm vào một món đồ vật nào đó. Các bé 8 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi thường dành ít nhất khoảng 20% thời gian thức giấc mỗi ngày để nhai hoặc gặm các vật dụng bé cầm được và chơi với các vật dụng nhỏ.
Bạn sẽ cảm thấy chưa bao giờ gặp một ai giàu năng lượng và đầy khát khao tìm hiểu thế giới như những đứa trẻ này. Việc mẹ nên làm để giúp con phát triển là đảm bảo an toàn cho con nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho bé làm những điều mình thích, một cách tự nhiên.
Tuần 40: Mắt bé dường như không thể rời khỏi mẹ, dù bạn làm bất cứ công việc gì, bé sẽ quan sát rất chăm chú. Bé 10 tháng tuổi còn bắt chước những việc mẹ hay những người lớn trong gia đình làm, và việc bắt chước là một cách rất hiệu quả để bé học hỏi. Bé còn thích những món đồ chơi biểu hiện những đồ vật thật như điện thoại đồ chơi, đồng hồ đồ chơi…
Những thông tin cụ thể trên là câu trả lời chính xác cho câu hỏi bé 10 tháng biết làm gì của nhiều người vẫn thường thắc mắc.
Kỹ năng giao tiếp của bé vẫn đang phát triển
Khi bé 10 tháng tuổi, ở thời điểm này bé đã có thể biểu hiện những cá tính của mình, kỹ năng giao tiếp với bên ngoài cũng phát triển thêm để đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân này. Bé có thể rất thân thiện và tươi cười với bất cứ ai mà bé gặp, nhưng cũng có thể tỏ ra rất ngại ngùng và nhút nhát khi tương tác với người lạ.
Bé thường lập lại âm thanh hay các cử chỉ quen thuộc để thu hút sự chú ý của mẹ, hoặc như một thói quen hằng ngày. Thậm chí là bé có thể thực hiện những cử chỉ quen thuộc theo hướng dẫn của mẹ hoặc người lớn. Bạn sẽ tận hưởng niềm vui khi thấy bé thực hiện những động tác hay cử chỉ mà mình yêu cầu như vỗ tay, lắc lư đầu, nháy mắt, tạm biệt…
Mẹ có thể giúp con hiểu ý nghĩa và dùng từ ngữ như thế nào?
Như đã nói trên, bé giờ đây đã có thể hiểu rất nhiều từ và cụm từ đơn giản, và cách để mẹ phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bé là luôn nói chuyện với bé. Bé 10 tháng tuổi có thể học những từ mới bằng cách lặp đi lặp lại những từ mà mình nghe được, một cách không rõ ràng lắm. Bạn có thể thấy bé còn có những cách giao tiếp khác của bé như chỉ vào đồ vật mà mình muốn hoặc đưa tay về phía người lớn tỏ ý muốn được bế.
Mẹ còn có thể hát ru hoặc đọc sách cho bé nghe, đồng thời mô tả những hành động và chỉ vào đồ vật và chỉ cho bé một từ cụ thể chỉ hành động hoặc đồ vật đó. Từ những hành động dường như vô cùng đơn giản và ngẫu nhiên này lại có thể đem lại nhiều lợi ích ngôn ngữ cho bé, bé sẽ sớm liên kết các hành động, đồ vật hay người với các từ cụ thể.
Trên đây là một số những thông tin về bé 10 tháng tuổi, bé 10 tháng biết làm gì, giúp bé phát triển khả năng giao tiếp, khả năng ngôn ngữ. Hy vọng những thông tin Beyeume tham khảo, tổng hợp được sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và giúp bé phát triển các kỹ năng.