Bé 8 tháng biết làm gì là câu hỏi được hỏi khá thường xuyên bởi rất nhiều người, đặc biệt là những gia đình lần đầu làm bố mẹ. Ở thời điểm 8 tháng tuổi, bé đã biết được rất nhiều thứ, thay đổi rất nhiều về thể chất lần nhận thức. Bé có thể vận, di chuyển một cách linh hoạt, phản ứng lại khi trò chuyện….
Một thế giới mới đang mở ra với bé từ tháng 8 này. Hầu hết các bé sẽ có thể phát triển về cơ tay, cơ chân và cả kỹ năng phối hợp tay chân để nâng đỡ cơ thể và bò đi. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi những ngày tháng chăm sóc bé đang dần được đền đáp xứng đáng. Ngoài chứng kiến con biết đi, bạn sẽ cần chú ý đến các biểu hiện và hành động khác của bé để biết rõ bé 8 tháng tuổi biết làm gì, và sự phát triển của em bé nhà mình như vậy có đúng lộ trình hay chưa.
Bé 8 tháng biết làm gì?
Bé 8 tháng biết làm khá nhiều thứ khác nhau. Khả năng của bé sẽ thay đổi nhanh chóng qua từng tuần tuổi. Khi 8 tháng tuổi, bé cũng sẽ có sự thay đổi rõ rệt, biết làm thêm nhiều thứ và nhận biết được nhiều điều hơn. Vậy bé 8 tháng biết làm gì? Hãy cùng xem chi tiết từng tuần quá trình phát triển của bé dưới đây.
Tuần 29: Khi bé ở tuần thứ 29, điều mà các bé mong muốn là được tương tác với nhiều người hơn và tăng khả năng giao tiếp. Chính vì vậy, mẹ bỉm nên chịu khó cùng bé chơi những trò chơi tương tác để tạo sự tâm trạng hứng thú cho bé, giúp bé phản xạ tốt hơn với sự vật, sự việc. Các bé ở giai đoạn này khá thích thú với trò chơi ù òa và giấu đồ vật nên mẹ có thể thường xuyên cùng bé chơi trò này cùng bé.
Tin liên quan: Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì?
Ngoài ra, giai đoạn này bé cũng sẽ có những biểu hiện thể hiện tình cảm nhiều hơn so với trước. Cách thể hiện ngày càng rõ ràng hơn. Bé có thể vỗ tay khi cảm thấy thích thú, hôn ba mẹ nếu cảm thấy vui và thậm chí có thể vẫy tay tạm biệt.
Tuần 30: Trong tuần này, bé sẽ tập trung phát triển các cơ tay và chân, cũng như khả năng nâng đỡ và sức mạnh của các cơ quan này. Bạn có thể nhìn thấy bé đang cố gắng trườn người để di chuyển, sau đó, bé sẽ chống đẩy tay xuống giường và tiếp đến sẽ đến đầu gối. Trước giai đoạn bò đi một cách nhuần nhuyễn, bé cần một chút “khởi động”, như tập trườn, nằm sấp và cố gắng di chuyển hoặc đôi khi lật người rất nhiều vòng.
Một khi bé đã biết bò, bé có thể tiến bộ nhanh đến mức bạn không thể ngờ được. Vì vậy, mẹ hãy ủng hộ để bé tiến bộ nhiều hơn mỗi ngày, bằng cách biến ngôi nhà của mình thành một nơi thật an toàn để bé tự tin rèn luyện bản thân. Cách nói này có vẻ nghiêm trọng nhỉ? Nhưng thật sự chúng ta cần như thế các mẹ ạ. Khi bé tập đi, các vật dụng tưởng chừng vô hại trong nhà cũng có thể làm cho bé đau, hoặc gây nguy hiểm nếu chúng đổ vào người bé.
Một điều nữa, đó là các mẹ thường sẽ rất xót con mỗi khi con té ngã do nỗ lực đứng dậy hoặc bò đi. Đây là một phần không thể thay đổi trong thời thơ ấu của mỗi đứa trẻ. Thay vì lo lắng, mẹ hãy tận hưởng cảm giác tự hào khi thấy con đang thay đổi và tốt lên từng ngày, và hỗ trợ cho con bất cứ những gì bạn có thể.
Tuần 31: Các cơ bàn tay của bé sẽ hoạt động một cách nhuần nhuyễn hơn. Thay vì đưa tay cầm nắm một cách vụng về như trước đây, bé đã học cách điều khiển ngón tay cái, kết hợp với các ngón tay khác để bốc và giữ đồ vật.
“Càng cua” – sự phối hợp giữa ngón cái và ngón trỏ, sẽ phát triển hơn trong một vài tuần tới. Bé sẽ tăng cường bóc sử dụng ngón cái cùng ngón trỏ và ngón giữa để bốc các vật dụng thu hút bé, đồng thời bé sẽ giữ đồ vật trong nắm tay thật chặt. Bé cũng sẽ học cách điều khiển khi nào cần mở cả bàn tay và khi nào chỉ mở một vào ngón, vì vậy, bé sẽ ném đồ vật nhiều lần. Bé sẽ dùng cả ngón trỏ để chỉ vào vật dụng bé yêu thích.
Cũng những tuần trước, óc tò mò tìm hiểu thế giới của bé vẫn còn đó, và thậm chí ngày càng nhiều hơn. Ý nghĩ về việc mình sẽ làm gì đó đối với một món đồ bắt đầu xuất hiện, thôi thúc bé ngày càng có những hành động mà bạn cho rằng rất phiền – vứt đồ chơi mọi nơi, và đòi bạn phải nhặt lên cho bằng được. Bé không hề có ý làm phiền mẹ, cô cậu nhóc ấy chỉ đơn thuần thấy một điều thú vị, và muốn xem đi xem lại nhiều lần. Mẹ có thể đặt bé ngồi ở trung tâm của một mớ các món đồ chơi để bé tha hồ ném, kéo và làm bất cứ điều gì bé muốn với món đồ chơi đó.
Tuần 32: Mặc dù thời điểm này vẫn còn quá sớm để bé tập đứng, nhưng một số trẻ đã có thể đứng khi tựa lưng vào tường hoặc một vật đỡ chắc chắn, với hai tay buông thõng. Các cô cậu này chắc chắn sẽ nếm phải nhiều cú ngã, nhưng không gì ngăn được quyết tâm của bé. Mẹ hãy lót thêm các tấm đệm em bé xung quanh để bé tránh khỏi các cơn đau do té ngã.
Trên đây là một số những thông tin về quá trình thay đổi và phát triển của bé khi 8 tháng tuổi, bé 8 tháng biết làm gì? Những phản ứng của bé khi cũng như sự phát triển về thể chất của trẻ. Hy vọng những thông tin Beyeume tham khảo và tổng hợp được sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin để chăm sóc bé.