Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thường đã có sự phát triển nhất định về thể chất cũng như nhận thức. Thời điểm này, bé sẽ có những phản ứng phản xạ rất tự nhiên khi được trò chuyện. Ngoài ra, ở thời điểm trẻ 3 tháng tuổi, trẻ cũng bắt đầu nhìn rõ hơn mọi thứ xung quanh, bắt đầu có hứng thú với những thứ màu sắc, chuyển động…
Khi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, có nghĩa là trẻ đã gắn bó với mẹ gần 100 ngày đầu tiên khi đến với thế giới thực bên ngoài. Vào thời điểm này, bé yêu của bạn đã phát triển hơn những ngày đầu mới chào đời rất nhiều. Bạn sẽ nhận thấy được sự thay đổi này nếu quan sát và để ý đến những biểu hiện cũng như những phản ứng của bé với mẹ trong quá trình giao tiếp hàng ngày.
Mẹ có bao giờ tò mò rằng trẻ 3 tháng biết làm gì không? Dưới đây là một số những thông tin về những phản ứng, những điều mà trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có thể làm mà Beyeume đã tham khảo và tổng hợp lại được. Thông qua những thông tin chúng tôi cung cấp cùng với sự quan sát của bố mẹ hàng ngày. Sẽ có rất nhiều điều hay ho về những phản ứng của bé trong giai đoạn này mà bố mẹ có thể quan sát thấy.
Ở thời điểm trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có những biểu hiện, những phản xạ bẩm sinh của mình khi được trò chuyện. Đây là sự phát triển bình thường, chính vì vậy nên bố mẹ bỉm sữa cũng không cần quá ngạc nhiên khi thấy bé yêu nhà mình hiểu hiện những phản xạ khi trò chuyện.
Bạn có thể thấy rằng bé đã có sức mạnh hơn biểu hiện rõ qua khả năng bé có thể đứng thăng bằng, ít nhiều cũng không còn lắc lư như những tháng đầu đời trước. Điều này chứng tỏ trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã khá cứng cáp và bắt đầu có sức mạnh để nâng đỡ cơ thể của mình khi đứng.
Ngoài ra, bạn còn nhận thấy được ở trẻ 3 tháng tuổi đã biết cách phối hợp tay – mắt một cách tự nhiên. Đặc biệt mỗi khi nhìn thấy những món đồ chơi nhiều màu sắc rực rỡ, bắt mắt bé liền huơ tay về phía trước, muốn chạm vào và thậm chí còn muốn đưa vào miệng. Lúc này, bé khá hứng thú với những thứ có màu sắc và chuyển động.
Một điều nữa mà các mẹ bỉm sữa có thể dễ dàng nhận thấy được ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi chính là giấc ngủ của bé đã dài hơn khá nhiều. Nếu như trong những tuần đầu tiên, giấc ngủ của bé khá ngắn, thường xuyên thức giấc để bú cả ban ngày lẫn ban đêm thì ở tháng thứ 3, tình trạng này đã bớt đi khá nhiều.
Bé bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm và chơi vào ban ngày. Với thời gian sinh hoạt này, bố mẹ sẽ không còn phải thường xuyên thức đêm để canh và cho bé ăn đêm như những tháng đầu mới sinh. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần thường xuyên kiểm tra tả lót của bé có bị ướt để thay, tranh tình trạng bé bị ướt và quấy phá vì khó chịu, không ngủ được.
Ngoài ra, khi trẻ 3 tháng tuổi, thời điểm này bé đã bắt đầu biết ngủ ngày. Vậy nên mẹ có thể tập cho bé ngủ thêm khoảng 1 – 2 tiếng vào ban ngày để chăm sóc giấc ngủ cho bé môt cách tốt nhất.
Khi được 3 tháng tuổi, bé thường có phản xạ tự nhiên là quay đầu mỗi khi nghe tiếng nói của ba mẹ hay những người xung quanh. Trong khi trò chuyện, bé thường phản ứng khi nhận được những mỗi khi bạn đối mặt cận kề với bé, bé thường nhìn chằm với mắt của bạn, bé còn nghe được âm điệu của thanh nhạc và đôi khi bạn còn thấy bé chăm chú vào sự riêng tư của mình trên chiếc nôi quen thuộc.
Khi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, bé bắt đầu nhận thức và phản ứng với các yếu tố môi trường xung quanh. Bé thường hay cười thích thú mỗi khi nghe ai đó gọi mình. Do đó, những câu nói vu vơ của mẹ, bố nói với bé như “Đến giờ ăn trưa rồi cục cưng !” hay “Đi ngủ thôi nào bé yêu” bé đều nghe được âm thanh quen thuộc đồng thời bé sẽ phản ứng lại với mẹ, bố bằng ngôn ngữ riêng của mình như ” oh ”, ” ah”…để biểu hiện mình đã nghe và đồng ý.
Các cuộc trò chuyện trong thời điểm này sẽ là cầu nối diệu kỳ của bé với mẹ hay bất kỳ người thân nào trong nhà. Tạo nên những dây liên kết thần kỳ của tình yêu thương.
Dù trong giai đoạn này bé đã có nhiều biểu hiện phát triển sớm nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và gian nan cho mẹ trong những tháng đầu đời này, đặc biệt là trong giấc ngủ và thức ăn. Trẻ sơ sinh thường khóc vào ban đêm, hay giật mình và khóc nháo, sữa mẹ không đủ cung cấp cho trẻ phải dùng kèm theo sữa bột nhưng cứ cách 2h mẹ phải cho ăn 1 lần để đảm bảo bé không bị đói.
Đừng vội nản trước những khó khăn này, hãy chờ bé thêm 1 tháng tuổi nữa thôi, giai đoạn cho bé ăn dặm đã được bắt đầu, bạn sẽ không còn lo lắng nhiều về vấn đề này nữa. Lời khuyên này còn được American Academy of Pediatrics khuyến khích, do đó hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe của bản thân để đảm bảo nguồn sữa mẹ luôn dồi giàu, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi.
Trên đây là một số những thông tin chi tiết về trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, qua đó cho bé biết được trẻ 3 tháng biết làm gì, có những phản ứng ra sao. Những điều này sẽ giúp cho mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và nhận được sự quan tâm, ưa chuộng của khách hàng, người dùng dành cho khách hàng, người dùng.