Đầy hơi là tình trạng thường xảy ra rất nhiều ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ đang trong giai đoạn bú sữa. Việc trẻ sơ sinh bị đầy hơi sẽ gây ra những vấn đề khó chịu cho bé, thường xuyên xảy ra tình trạng sữa bị trào ngược và khiến cho trẻ khó chịu.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay quấy khóc sau khi đã ăn no và ngủ say, đó là chứng đầy hơi. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi là một loại bệnh thường gặp ở trẻ em và khiến bé rất khó chịu.
Như bạn đã biết, tiếng khóc của trẻ sơ sinh là sự biểu hiện của rất nhiều vấn đề của bé, từ nhỏ xíu đến nghiêm trọng mà bé muốn bạn biết được. Tình trạng đầy hơi cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé hay quấy khóc. Mặc dù một số trẻ bú sữa mẹ rất ngoan và không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, một số bé khác lại thường bị đầy hơi, khó tiêu. Hiểu được những biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi và cách trị đầy hơi cho bé sẽ giúp bạn xử lý kịp thời khi con mình gặp phải tình trạng này.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Hoạt động tiêu hóa của trẻ sơ sinh luôn tạo ra hơi trong bụng bé, vì bé bú sữa mẹ mỗi giờ, hoặc mỗi 2 giờ đồng hồ, ruột hoạt động liên tục và tạo ra hơi trong bụng. Nếu bé không thể đưa lượng hơi này ra ngoài, bé sẽ cảm thấy khó chịu ở phần bụng dưới và “cầu cứu” sự giúp đỡ của người lớn.
Nếu bạn thấy bé nằm không yên, vặn vẹo người và đạp chân liên tục, rất có thể bé bị đầy hơi. Khi sờ thử bụng của bé, bạn sẽ thấy bụng cứng và căng lên. Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy hơi, mẹ hãy giúp bé “giải tỏa” bằng những cách sau đây.
Cách chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh
Một số cách giải quyết đơn giản sau sẽ giúp bạn dỗ dành khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng.
- Đặt bé nằm sấp lên nệm.
- Bế bé lên và massage bụng nhẹ nhàng. Đặt hai đầu bàn tay bạn lên bụng bé, xoa theo chiều từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.
- Đặt bé nằm ngửa trên nệm, bạn nắm hai cổ chân bé và di chuyển chân theo hình tròn như bé đang đạp xe đạp. Sự chuyện động này của hai chân sẽ giúp cho ruột bé dễ dàng đẩy hơi ra ngoài.
- Tắm nước ấm cho trẻ sơ sinh bi đầy hơi cũng là một cách giảm cơn chướng bụng khó chịu cho trẻ.
Cách phòng ngừa đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh
Bé bú sữa mẹ sẽ đi kèm với những cơn khó chịu, khó nhè, bú nhanh hoặc chỉ ngậm ti mẹ. Những hành động này sẽ khiến hơi vào bụng bé nhiều hơn, gây ra hậu quả là trẻ dễ bị nấc hoặc khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi sau khi bú. Để ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, bạn có thể vuốt lưng cho bé sau khi cho con bú để giúp bé ợ và đẩy bớt hơi ra ngoài qua đường miệng.
Cho bé bú bình cũng có một trong những nguyên nhân khiến hơi vào bụng bé nhiều hơn, đặc biệt là khi bạn nghiêng bình không đúng cách, hoặc lỗ dẫn sữa trên ti giả không phù hợp với bé. Càng nhiều hơi vào bụng trẻ, nguy cơ trẻ sơ sinh1 tháng tuổi bị đầy bụng hoặc bị nấc càng cao. Vì vậy, khi cho con bú sữa công thức, bạn chú ý nghiêng bình theo hướng tạo với cổ bé 1 góc 75 – 90 độ để sữa công thức luôn được đưa vào đầy trong ti giả và bé sẽ không nuốt phải hơi.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến lỗ dẫn sữa trên ti giả, nếu lỗ này quá lớn và sữa chảy nhanh, bé sẽ dễ bị sặc vì không nuốt kịp. Còn nếu lỗ dẫn sữa quá nhỏ, bé sẽ nuốt nhiều hơn, vì lườn sữa ra ít hơn lượng sữa mỗi lần bé nuốt vào bụng.
Chú ý tư thế cho con bú: Mỗi lần cho con bú, bạn chú ý chỉnh cho đầu bé nằm cao hơn phần bụng để sữa dần dần đi từ bụng xuống dưới, và hơi sẽ được đưa ra ngoài qua đường miệng.
Chú ý thực đơn ăn dặm của bé: Khi bạn bắt đầu cho bé ăn dặm, các loại thực phẩm với nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến cho bé dễ bị sôi bụng, thậm chí bị nôn trớ. Nếu em bé nhà bạn có vấn đề về tiêu hóa và dễ bị nôn trớ, hãy cẩn thận mỗi khi suy nghĩ đến thực đơn ăn dặm của bé.
Ngoài ra, mẹ hãy chú ý đến một câu nói dành cho các bà mẹ trong thời gian cho con bú “Mẹ ăn gì thì con ăn nấy”, tức là bạn ăn loại thực phẩm nào, thì những dưỡng chất từ thực phẩm đó sẽ được truyền vào sữa mẹ. Nếu bạn ăn những món đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ thì bé cũng rất dễ trẻ sơ sinh bị đầy hơi, đầy bụng.
Bài viết trên là một số thông tin chi tiết về tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi, cách chữa trị và phòng ngừa tinh trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng. Hy vọng những thông tin Beyeume tham khảo, tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc, bố mẹ bỉm sữa cách phòng tránh và giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi.