• Login
No Result
View All Result
beyeume
  • Mong có baby
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thụ thai
  • Mang thai
    • Sức khỏe và dinh dưỡng
    • 40 tuần thai
    • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
    • Chuyện sinh nở
    • Chăm sóc sau sinh
  • Chăm sóc bé
    • Trẻ sơ sinh
    • Bệnh trẻ em
    • Tã cho bé
    • Dinh dưỡng cho bé
    • Bé ăn dặm
    • Sữa cho bé
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
    • Bé đi mẫu giáo
    • Bé đi nhà trẻ
    • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Mẹ Đẹp
  • Nên Dùng
  • Mong có baby
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thụ thai
  • Mang thai
    • Sức khỏe và dinh dưỡng
    • 40 tuần thai
    • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
    • Chuyện sinh nở
    • Chăm sóc sau sinh
  • Chăm sóc bé
    • Trẻ sơ sinh
    • Bệnh trẻ em
    • Tã cho bé
    • Dinh dưỡng cho bé
    • Bé ăn dặm
    • Sữa cho bé
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
    • Bé đi mẫu giáo
    • Bé đi nhà trẻ
    • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Mẹ Đẹp
  • Nên Dùng
No Result
View All Result
beyeume
No Result
View All Result
Home Nuôi dạy con

Mâu thuẫn gia đình vì bất đồng quan điểm nuôi dạy trẻ

mehattieu by mehattieu
18/03/2023
in Nuôi dạy con
0
Mâu thuẫn gia đình vì bất đồng quan điểm nuôi dạy trẻ
0
SHARES
32
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Trong gia đình, mâu thuẫn mẹ chồng và nàng dâu là vấn đề thường xuyên diễn ra, với chủ đề mâu thuẫn phổ biến xoay quanh chuyện nuôi dạy con cháu. Mẹ chồng – với kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy trẻ theo đúng câu “Gừng càng già càng cay” thường sẽ không hài lòng với cách chăm con của những bà mẹ hiện đại – người thường tìm hiểu kiến thức chăm con theo khoa học, hơn là các cách truyền thống, dân gian. Hai câu chuyện mâu thuẫn gia đình được chia sẻ dưới đây là ví dụ điển hình cho các trường hợp mâu thuẫn gia đình bùng nổ chỉ vì cách nuôi dạy trẻ.

Nội Dung Bài Viết

  1. Câu chuyện đầu tiên: Mâu thuẫn mẹ chồng và nàng dâu
  2. Câu chuyện thứ hai: Bức xúc với cách bà ngoại chăm cháu
  3. Ý kiến của chuyên gia

Câu chuyện đầu tiên: Mâu thuẫn mẹ chồng và nàng dâu

Chị G. vốn có mối quan hệ tốt đẹp với mẹ chồng là bà T. (quận 7, TP HCM). Tuy nhiên, mối quan hệ “xuôi chèo mát mái” ấy bỗng chuyển thành “ngoài ấm trong lạnh” từ khi chị G. mang thai con trai đầu lòng. Bởi lẽ, bà T. vì hạnh phúc khi có cháu đích tôn nên đã mạnh mẽ tuyên bố: “Cứ đẻ ra đi rồi bà lo tất, bà muốn cho ăn gì, làm gì là phải theo”. Hiển nhiên, điều này khiến chị Giang cảm thấy bị mẹ chồng “cướp trắng” vai trò làm mẹ. Thậm chí ngoài chế độ ăn uống, mọi sinh hoạt của chị G. cũng bị mẹ chồng can thiệp gắt gao vì bà sợ chị làm gì đó sai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Khi bé Tôm chào đời, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu càng lên cao. Bà T. muốn áp dụng những bí quyết nuôi dạy trẻ của người xưa còn chị G. lại thích nuôi con theo những kiến thức khoa học hiện đại. Ví dụ như bà thích cho cháu mình ở truồng để mát mẻ nên mấy gói tã chị G. mua về chưa kịp mặc đã chật. Đồng thời, do sợ cháu bị tiêu chảy khi bú mẹ nên bà chỉ cho phép chị G. ăn cơm với rau luộc, thịt, trứng, gà, kiêng ăn đồ tanh trong 6 tháng đầu.

Mẹ chồng can thiệp sâu đến nỗi khi chị G. nghe thấy tiếng chân bà trên cầu thang để vào phòng chị ẵm bé thì tâm trạng vui vẻ sẽ chuyển thành nặng nề ngay. Sau nhiều lần nín nhịn, cuối cùng chị G. cũng cãi nhau to với mẹ chồng. Bà tức giận và đuổi cả hai vợ chồng ra ở riêng.

Câu chuyện thứ hai: Bức xúc với cách bà ngoại chăm cháu

Chị L. (Long Biên, Hà Nội) có bé Mít là con đầu lòng. Biết mẹ mình hơi bảo thủ, nên trước khi nhờ bà ngoại chăm cháu, chị đã thỏa thuận những điều cần để giúp bé con nhà mình phát triển tốt nhất. Dù đã đồng ý nhưng khi chị L. đi làm, mẹ chị vẫn chăm sóc cháu theo cách của mình. Nếu như chị hướng dẫn cách pha sữa bột theo công thức khoa học thì bà vẫn thường pha loãng hơn vì sợ ngọt quá. Bà cho rằng “đến người lớn còn không uống được nữa là trẻ con”. Hay như trước khi đi làm, chị L. để riêng cháo trắng và thịt rau ra, dặn mẹ mình cho con ăn theo kiểu người Nhật nhưng không có chị thì bà trộn tất cả lại rồi cho Mít ăn.

Dẫu khó chịu nhưng chị L. không thể phản ứng mạnh vì mẹ chị vốn bị huyết áp cao. Hậu quả là bé Mít tuy gần 2 tuổi nhưng chỉ nặng 10 kg, hay ốm vặt, đi thì chưa vững còn nói cũng chỉ bập bẹ được vài từ.

Sắp tới, kế hoạch của chị L. là cho con đi học sớm để tránh cách nuôi dạy sai của mẹ mình.

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ nhi khoa Đỗ Hồng Ngọc, nguyên giám đốc Trung tâm truyền thông và Giáo dục Sức khỏe TP HCM nhận xét như sau:

Đôi khi, những bà mẹ trẻ hiện nay có nhiều kiến thức về nuôi dạy trẻ và chúng cũng trở thành nỗi khổ của các cô. Bởi lẽ, việc áp dụng đúng nhất vẫn cần phải căn cứ vào thực tế ở Việt Nam. Đối với một người mẹ Việt Nam vừa chăm con vừa đi làm, được nghỉ 6 tháng thai sản, sống trong khí hậu nhiệt đới thì sẽ phải khác một bà mẹ phương Tây, được nghỉ ba năm thai sản, sống trong khí hậu ôn đới.

Ông chia các phong tục về nuôi dạy trẻ của thế hệ trước ra ba loại: tốt, xấu và không tốt cũng không xấu. Hiển nhiên, tốt thì nên theo, nếu xấu thì cần bỏ đi, còn không tốt không xấu thì hãy giữ thái độ bình thường.

Ví dụ: bôi nhọ nồi hay bôi son vào trán trẻ khi đi ra đường là việc không có ích cũng không có hại, nên có thể làm để khiến ông bà vui lòng.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên trường đại học Sư phạm Hà Nội cũng cho một số lời khuyên:

Khi sống chung với ông bà, bạn không nên yêu cầu ông bà theo lời bạn mà dạy cháu. Vì việc này giống như bạn bảo ông bà lạc hậu và khiến ông bà nghĩ: “Nó, trứng khôn hơn vịt”.

Lúc con trẻ ăn vạ, bạn hãy đưa con vào phòng, đóng cửa lại và dạy dỗ. Nếu nhà không có phòng riêng, thì bạn có thể đưa con ra góc công viên hay vườn hoa để tránh mặt ông bà. Như vậy, dù con trẻ có gào thét gọi ông bà thì vẫn không phiền đến ông bà. Đồng thời, con bạn cũng sẽ hiểu rằng cha mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng.

Đặc biệt, cha mẹ không nên cãi lại lời khuyên từ ông bà, cứ lẳng lặng làm theo ý mình. Nếu bị mắng thì bạn im lặng nghe nhưng không làm theo. Dần dần, ông bà sẽ hiểu được là bản thân đã can thiệp quá sâu vào việc dạy dỗ con cái của chính con mình.

Thật ra, chăm sóc và nuôi dạy trẻ không phải là trách nhiệm của ông bà. “Phụ huynh lớn tuổi chỉ nên hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, giúp đỡ cho phụ huynh trẻ chứ không nên can thiệp vào việc nuôi dạy bé của bố mẹ chúng”, trích lời của bác sĩ Hồng Ngọc.

Previous Post

Những sai lầm khi dạy con tập nói

Next Post

Massage cho trẻ sơ sinh như thế nào

mehattieu

mehattieu

Nếu thấy bài viết hay hãy ủng hộ beyeume.vn bằng một share lên Facebook các mẹ nhé. Chúc các mẹ và bé nhiều sức khỏe, nhiều nhiều hạnh phúc.

Next Post
Massage cho trẻ sơ sinh như thế nào

Massage cho trẻ sơ sinh như thế nào

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin nên xem

Phương Pháp Chữa Lành Bằng Âm Thanh Với Chuông Xoay Tây Tạng

Phương Pháp Chữa Lành Bằng Âm Thanh Với Chuông Xoay Tây Tạng

2 tháng ago
Spa gội đầu dưỡng sinh shan health

Top Spa Gội Đầu Dưỡng Sinh Chuyên Nghiệp Nhất Tại TPHCM

2 tháng ago

Bài nổi bật

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

2 tháng ago
Bảng cân nặng chuẩn thai nh

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ (số liệu mới cập nhật)

2 tháng ago

Tin hay khác

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

2 tháng ago
Bảng cân nặng chuẩn thai nh

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ (số liệu mới cập nhật)

2 tháng ago
tu cung mo bao nhieu thi sinh

Cổ tử cung mở 1 ngón tay thì bao giờ sinh

2 tháng ago
Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái

Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? [ Giải Đáp ]

2 tháng ago
Bé hay nhè cơm và thức ăn, lý do vì sao?

Bé hay nhè cơm và thức ăn, lý do vì sao?

2 tháng ago
beyeume

beyeume.vn là website tổng hợp về kinh nghiệm, kiến thức hữu ích về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Chuyên Mục

  • 40 tuần thai
  • Bé ăn dặm
  • Bé đi mẫu giáo
  • Bé đi nhà trẻ
  • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Bệnh trẻ em
  • Chăm sóc bé
  • Chăm sóc sau sinh
  • Chuẩn bị mang thai
  • Chuyện sinh nở
  • Dinh dưỡng cho bé
  • Hỏi đáp
  • Mang thai
  • Mẹ Đẹp
  • Mong có baby
  • Nên Dùng
  • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
  • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
  • Sữa cho bé
  • Sức khỏe và dinh dưỡng
  • Tã cho bé
  • Thụ thai
  • Tin tức
  • Trẻ sơ sinh

Mạng Xã Hội

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Điều Khoản Sử Dụng Nội Dung
  • Chính sách bảo mật

Copyright © 2023, beyeume - Chuyên trang mẹ & bé.

No Result
View All Result
  • Blog
  • Chính sách bảo mật
  • Điều Khoản Sử Dụng Nội Dung
  • Giới Thiệu
  • Home Beyeume
  • Liên Hệ

Copyright © 2023, beyeume - Chuyên trang mẹ & bé.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In