Nhiều bà mẹ đôi lúc sẽ bất chợt nhận thấy con mình dạo gần đây hay cáu gắt và khóc lóc ầm ĩ. Những đứa trẻ từ 2 – 3 tuổi thường tỏ ra rất khó chịu, vô duyên vô cớ làm loạn cả nhà, điều đó khiến cho người lớn phát cáu và phiền lòng.
Tuy nhiên, các mẹ đừng nên quá phiền lòng vì tình huống này. Đó chỉ là một cột mốc biểu hiện sự phát triển về ý thức và tình cảm của bé. Trẻ em dưới 2 tuổi thường đã có thể biểu đạt những việc mình muốn làm, không che đậy một chút nào. Nhưng khi bước qua 2 tuổi, trẻ có thể kiểm soát được hành động của mình, khống chế được các biểu cảm trên khuôn mặt và giả vờ khóc, giả vờ “ngầu”. Từ đó, bé bắt đầu có những biểu hiện làm ảnh hưởng đến mọi người và sự vật xung quanh – một trong những biểu hiện của sự trưởng thành. Điều đó chứng minh rằng trẻ có thể hiểu được mình và người khác một cách tốt hơn, có những hình thức giao lưu và biểu đạt phong phú hơn.
Việc bé đột nhiên nổi cáu, hay gây ầm ĩ với người lớn cũng là một trong những biểu hiện của trạng thái trên. Một bà mẹ tốt cần phải hiểu rõ những sự thay đổi trong quá trình phát triển về tinh thần và trí não của con, để rồi thực hiện những biện pháp làm dịu trẻ khó tính như sau:
Để làm dịu trẻ khó tính, trước tiên, mẹ cần làm tự mình thả lỏng
Đầu tiên, cha mẹ nên thả lỏng một cách thích hợp, không nên cáu gắt hay la mắng bé. Trẻ con trong giai đoạn này rất hay thử thách lòng kiên nhẫn và bao dung của cha mẹ. Có thể trước đây, bạn tự hào rằng mình là một người mẹ dịu dàng và chưa bao giờ nổi cáu với con, thì rất có thể bạn sẽ mất bình tĩnh khi bé bước sang độ tuổi này, với những thay đổi khác biệt về tâm lý, tình cảm.
Hãy xem mọi chuyện thật đơn giản, rằng mọi đứa trẻ đều cần phải bước qua giai đoạn này để lớn lên, để trường thành. Và biết đâu, bạn trong quá khứ cũng từng có những biểu hiện như vậy. Bạn sẽ không còn lo lắng, không còn bực tức nữa, mà thay vào đó là sự thấu hiểu và thương yêu con nhiều hơn.
Cho phép trẻ nổi cáu
Đôi khi, việc bé nổi cáu là để thử năng lực của bản thân, trải nghiệm những trạng thái và tác động của các cơn cáu giận mang lại. Hãy để trẻ thoải mái trải nghiệm những trạng thái hoàn toàn mới này, nếu nó không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng.
Những cái ôm – liều thuốc làm dịu trẻ khó tính hữu hiệu nhất
Khi mà các nhóc đã chán làm ầm ĩ rồi, tiếng khóc nhỏ dần và liên tục đảo mắt nhìn đồ vật xung quanh… bạn có thể thử đến gần và ôm bé. Nếu bé không kháng cự, tức là nhóc nhà mình đang rất cần chia sẻ và quan tâm từ cha mẹ. Hãy ôm bé vào lòng và vỗ về.
Sau khi mọi chuyện đã hoàn toàn bình thường trở lại, bạn có thể nói chuyện thật nhẹ nhàng với con, với giọng quan tâm và lo lắng thực sự “Lúc nãy, tại sao con lại như vậy? Có phải là cảm thấy không ổn ở đâu không?”, “Lần sau có cảm thấy khó chịu, hãy chia sẻ cùng mẹ này. Một em bé ngoan sẽ không thích khóc nhè đâu.”
Tuy nhiên, mẹ cũng nên tránh biểu hiện thái độ xót con hoặc tỏ thái độ như bé đang bị oan ức, bởi làm như vậy sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ, nghĩ rằng, cứ khóc ầm ĩ thì sẽ có người quan tâm và đến dỗ dành.