Thắc mắc của mẹ
Bé nhà mình được 15 tháng và đã qua giai đoạn mới mọc răng rồi. Dù đã lớn hơn trước, bé hay ngậm đồ chơi vào miệng, mình có nhắc nhở hay la mắng như thế nào bé cũng không bỏ được thói quen đó.
Lúc mọc răng thì bé bị ngứa lợi, và muốn cắn cái này cái kia. Nhưng bé đã lớn hơn rồi, mà vẫn không bỏ được tật xấu. Mình nên làm như thế nào?
Trả lời:
Chào bạn.
Đúng như bạn nói, ở độ tuổi từ 15 tháng trở đi, các bé hầu như đã bỏ tật xấu ngậm tay hoặc đồ chơi vào miệng rồi, nhưng vẫn có một số trường hợp trẻ vẫn tiếp diễn này. Để có cách “trị” được tật xấu này, trước tiên bạn sẽ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bé muốn làm hành động này. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ muốn làm như vậy, “bắt mạch” được nguyên nhân sẽ giúp bạn có cách xử trí phù hợp. Tránh mắng oan em bé nhà mình, điều đó chỉ gây tác động ngược thôi.
Nguyên nhân
Ít có cơ hội ngậm đồ chơi khi còn bé xíu
Cách xử lý
Khi còn ở độ tuổi sơ sinh, bé sẽ tìm hiểu những thứ đồ vật xung quanh bằng cách cho vật đó vào miệng, hình thành tri thức ban đầu. Thậm chí với những bé lớn hơn, khi phát hiện những vật mới và là lạ, bé cũng có xu hướng đưa vật đó vào miệng cắn để xác định tính chất của nó.
Nếu như bạn từng cấm đoán bé cho các vật dụng vào miệng khi còn là trẻ sơ sinh, bé thường sẽ cảm thấy chưa được “thỏa mãn” cho trí tò mò của mình, và vì vậy lập lại hành động này. Trẻ sẽ không dừng lại cho đến khi cảm thấy thỏa mãn với nhu cầu tìm hiểu của mình.
Bạn hãy để ý con của mình, có phải bé thường cho vào miệng những món đồ chơi mới hay không, hoặc ngậm hai món đồ chơi để nhận ra sự khác biệt. Nếu bé nằm trong trường hợp ấy, bạn không cần phải la mắng hay ngăn cản bé. Đây chỉ là một phản ứng rất bình thường, một cách biểu cảm của bé để thưởng thức món đồ chơi, và nó sẽ dần giảm đi hoặc biến mất khi bé không còn cảm thấy hứng thú nữa.
Xem thêm: Tại sao trẻ thích tự mình ăn cơm?
Nguyên nhân
Bé cảm thấy đói và muốn ăn
Cách xử lý
Vì bé vẫn chưa biết nói và chưa thể biểu đạt nhu cầu của mình qua lời nói, bé sẽ cho bất cứ thứ gì bé vớ được mà cho vào miệng, thậm chí cả tay của người lớn, tay của bé và quần áo. Đây là một trong dấu hiệu khi bé đói, và nó hoàn toàn mang tính bộc phát
Bạn hãy cho bé ăn một món thật ngon, hoặc lúc này vẫn còn sớm so với giờ ăn thường ngày, hãy cho bé ăn một món ăn vặt trước giờ cơm như sữa chua, bánh, phô mai, rau củ xay nhuyễn…
Nguyên nhân
Bé bị căng thẳng
Cách xử lý
Đối với những trẻ nhạy cảm hay nhút nhát, mỗi khi căng thẳng, bé sẽ kiếm một vật gì đó cho vào miệng để kiểm soát sự căng thẳng của mình. Bạn sẽ cảm thấy nghi ngờ vì nghĩ rằng bé có vấn đề gì để mà căng thẳng, nhưng sự thật là bé sẽ căng thẳng vào một số tình huống như ở nơi công cộng ồn ào đông đúc, khi gặp người lạ hoặc ở một nơi xa lạ.
Những lúc này bé sẽ gặm ngón tay của chính mình, hoặc gặm quần áo của người đang bế mình. Bạn không nên ngăn trẻ làm hành động này, hoặc la mắng bé, thay vào đó, hãy an ủi con. Nếu bé nhà bạn là tuýp trẻ em nhạy cảm, hãy nhớ mang theo một món đồ chơi yêu thích hoặc bạn gấu bông của bé mỗi khi để bé cùng đi với bạn ra ngoài. Cách này sẽ giúp bé cảm thấy bớt cô đơn hoặc sợ lo sợ trong các tình huống đã nói, từ đó không còn căng thẳng nữa.
Nguyên nhân
Bé mọc răng
Cách xử lý
Trong giai đoạn mọc những chiếc răng đầu tiên, lợi của bé sưng lên và đau hoặc ngứa, bé thường tìm kiếm một vài thứ đồ chơi để ngậm hoặc cắn tay mẹ với thái độ bực bội, khó chịu. Đây chỉ là một giai đoạn đặc thù mà đứa trẻ nào cũng trải qua. Mẹ hãy áp dụng cách giảm đau cho trẻ mọc răng, đợi đến khi mọc răng xong, và bạn có thể cho bé đồ gặm nướu để giúp bé dễ chịu hơn
Nguyên nhân
Bé chống đối khi bị bạn cấm làm việc gì khác
Cách xử lý
Việc ban cấm bé ngậm đồ chơi trong miệng khiến bé càng hứng thú muốn làm hơn, bạn càng cấm, bé càng làm. Mức độ la mắng hoặc cấm đoán càng nặng thì bé càng bướng hơn. Trẻ con vốn dĩ rất bướng bỉnh. Thay vì nặng lời với trẻ để ngăn cản việc này, hãy từ từ hướng sự chú ý của trẻ qua một trò chơi khác, thú vị hơn nhiều, sau đó nhè nhe lấy đồ vật bé đang chơi ra ngoài.