Trong giai đoạn chăm sóc con nhỏ, nhiều mẹ bỉm có thắc mắc rằng trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa, bế ngồi có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé hay không. Trong bài viết hôm nay, beyeume.vn sẽ giải đáp các thắc mắc trên của mẹ bỉm và chia sẽ các cách bế bé 4 tháng tuổi an toàn tại nhà.
Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa?
Bế ngồi là tư thế “chào thế giới”, với tư thế này mẹ sẽ bế bé trước ngực, 1 tay mẹ nâng mông bé, tay còn lại mẹ sẽ choàng ra trước và ôm phần ngực bé, để đầu và người bé tựa vào ngực của mẹ. Nếu mẹ ngồi thì để bé ngồi lên đùi mẹ.
Thực tế, nhiều bé rất thích được bế ngồi vì có thể nhìn thấy được thế giới trong đối mắt nhỏ bé của trẻ, vậy trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Bế ngồi có ảnh hưởng gì tới cột sống của bé hay không?
Nhìn chung, trẻ 4 tháng tuổi là có thể bế ngồi và không ảnh hưởng gì nhiều đến cột sống của bé, tuy nhiên không bế ngồi đối với những bé còn quá nhỏ, theo khuyến nghị của các chuyên gia thì từ tháng thứ 3 trở đi mẹ hẳn bế bé theo tư thế ngồi.
Các tư thế bế trẻ 4 tháng tuổi trong từng trường hợp cụ thể
Ngoài việc chăm sóc và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ thì bế trẻ đúng cách cũng rất quan trọng. Như các thông tin trên, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa, thì chúng tôi cũng hướng dẫn các mẹ cách bế bé 4 tháng tuổi đúng cách, an toàn và không ảnh hưởng đến cột sống của bé.
Bế bé khi cho bé ti
Khi bé ti mẹ để bé nằm ngửa, 1 cánh tay đỡ phần cổ và phần đầu của bé và để bụng bé áp vào bụng mẹ, tư thế này sẽ giúp bé ti sữa dễ dàng hơn và dễ chịu hơn.
Nếu bé ti bình thì mẹ bế dạng ngồi, cho bé ngồi lên đùi mẹ, 1 tay giữ cổ và đầu bé để bé thoải mái nhất, sau đó mẹ bế bé nghiên 1 chút để bé dễ ti hơn.
Bế bé sau khi ti
Ở giai đoạn này, sau khi cho bé ti xong, mẹ có thể bế bé như lúc cho ti, và nhớ để đầu bé cao hơn 1 tí để tránh tình trạng bé bị trào sữa. Nếu trong trường hợp bé bị ợ hơi, mẹ có thể bế vác để cằm bé đặt lên vai mẹ, 1 tay mẹ nâng mông bé, tay còn lại mẹ vỗ nhẹ vào lưng bé.
Bế bé khi cho bé chơi
Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa thì các mẹ cứ yên tâm là bế được nhé, mẹ có thể bế bé đi dạo để bé ngắm nhìn thế giới xung quanh, giúp bé quan sát mọi vật ở một góc nhìn cao hơn. Ở giai đoạn này mẹ có thể bế ngồi hoặc bế vác đều được nhé.
Bế bé khi bí khóc
Khi bé khóc, mẹ cần kiểm tra xem nguyên nhân bé khóc là do đâu, do tả bị ẩm, bẩn hay do bé bị sốt, khó chịu rồi sau đó mẹ nhẹ nhàng vỗ về bé. Mẹ có thể bế bé bằng 2 cách như sau:
- Cách 1: Mẹ bế vác bé lên vai, nhẹ nhàng vỗ vào lưng để giúp bé cảm nhận được nhịp tim cũng như hơi ấm của mẹ, vỗ về nhẹ nhàng để bé cảm thấy thoải mái hơn
- Cách 2: Mẹ bế sấp và để bé nằm lên cách tay của mẹ, lúc này mẹ nhẹ nhàng vuốt nhẹ sống lưng để an ủi và trấn an bé
Bế cho bé ngủ
Nếu bé đã có thói quen sinh hoạt và ngủ đúng giờ thì mẹ có thể đặt bé lên nôi hoặc lên giường để bé ngủ, hoặc mẹ có thể bế vác bé lên vai hát ru nhẹ nhàng để bé chìm vào giấc ngủ. Sau khi bé đã ngủ mẹ nhẹ nhàng đặt bé xuống giường và đi làm việc khác.
Bế bé khi tắm
Khi cho bé 4 tuổi tắm, mẹ đặt bé vào chậu tắm một cách nhẹ nhàng, 1 tay mẹ nâng gáy và đầu bé lên cao hơn so với mực nước, tay còn lại mẹ đỡ phần vai và nách của bé và bắt đầu tắm cho bé. Sau khi bế bé tắm xong, mẹ lấy khăn rộng quấn quanh người bé và ôm bé vào lòng để giữ ấm cho bé.
Lưu ý khi bế trẻ 4 tháng tuổi
Thắc mắc trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa của các mẹ bỉm, beyeume đã giải đáp chi tiết ở trên. Việc bế ngồi rất bình thường đối với trẻ 4 tháng tuổi, tuy nhiên khi bế bé, các mẹ cần lưu ý một vài điều như sau:
- Mẹ luôn đảm bảo an toàn cho bé, giữ đầu và gáy của bé một cách nhẹ nhàng, để bé có thể tự do xoay người ngắm nhìn thế giới xung quanh.
- Nếu mẹ chưa đủ tự tin và còn lo lăng khi bế con, các mẹ có thể chọn cách ngồi để đảm bảo an toàn tốt nhất cho bé và cũng sẽ giúp các mẹ đỡ mõi tay hơn khi bế bé quá lâu
- Khi bế bé, mẹ không nên làm các việc như là nấu ăn hay làm việc nhà vì điều này vừa không an toàn cho bé, vừa không tập trung được công việc kia
- Đảm bảo tay mẹ thật sạch trước khi bế con
- Luôn giữ đầu của bé cao hơn ngực để tránh bị ọc sữa hoặc ói
Lời kết
Như vậy, qua bài viết trên các mẹ bỉm cũng tự trả lời cho câu hỏi trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa. Khi bế con, các mẹ cần đảm bảo an toàn tốt nhất cho bé nhé.