“Bé 6 tháng ăn được gì?” là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm khi có con ở 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm mà trẻ có thể bắt đầu những bữa ăn dặm đầu tiên, khám phá thức ăn khác ngoài sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ. Các mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây để biết những bé 6 tháng tuổi ăn được gì, và những thông tin hữu ích mẹ cần biết.
Bé 6 tháng ăn được gì?
Trẻ 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng, tuy nhiên vẫn cần bổ sung những thực phẩm khác để đáp ứng cho sự phát triển toàn diện của bé. Giai đoạn này mẹ cần tập cho bé ăn dặm. Vậy bé 6 tháng ăn được gì, nên cho bé ăn gì?
Các chuyên gia khuyên rằng cha mẹ nên cho bé ăn các nhóm thực phẩm giàu chất sắt để thúc đẩy não bộ của bé phát triển cùng với đó là chế độ ăn lành mạnh. Dưới đây là một số thức ăn dặm mà trẻ 6 tháng có thể ăn:
- Các loại thịt, cá: Trẻ 6, 7 tháng đã có thể ăn dặm các loại thịt heo, thịt bò, thịt gà cá nấu chín và xay nhuyễn hoặc tán mịn để ăn chung với cháo.
- Rau củ nấu chín hoặc xay nhuyễn, tán mịn: Mẹ có thể cho bé ăn bí đỏ, khoai tây, các loại đậu khô, khoai lang, cà rốt, các loại rau ăn lá, bông cải xanh… hoặc ăn chung với cháo.
- Hoa quả nghiền nhuyễn: Có thể cho bé ăn riêng các loại trái cây hoặc trộn chung với sữa mẹ, sữa công thức. Các loại trái cây tốt cho bé từ 6 tháng tuổi như chuối, bơ, lê, đu đủ,…
- Ngũ cốc xay nhuyễn hoặc ngũ cốc cho bé ăn dặm: Mẹ có thể trộn ngũ cốc với sữa cho con để con làm quen với những thức ăn đặc giàu dinh dưỡng.
Vì sao nên tập cho bé ở tháng thứ 6 tháng ăn dặm?
Bên cạnh thắc mắc “bé 6 tháng ăn được gì” thì nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết có nên cho con ăn dặm hay không.
Trong những tháng đầu mới sinh, em bé chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức là có đủ dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên khi bắt đầu vào giai đoạn lớn hơn, sữa không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của con nữa. Vì vậy mà cha mẹ cần bổ sung cho con các thực phẩm khác để con phát triển khỏe mạnh.
Đồng thời những bữa ăn dặm đầu tiên còn có vai trò đặt nền móng cho thói quen ăn uống của con sau này. Vậy làm sao để biết thời gian thích hợp để bắt đầu cho con ăn dặm? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết đã đến lúc tập cho con ăn dặm:
- Trẻ muốn ăn nhiều hơn dù đã bú khoảng 10 lần/ngày
- Trẻ có thể ngồi vững nếu được hỗ trợ
- Trẻ có thể giữ thẳng đầu, ổn định mà không cần sự trợ giúp
- Trẻ biết nhai bằng nướu
- Trẻ đã có thể cầm nắm chắc chắn
- Trẻ cảm giác thích thú và tò mò về các loại thức ăn
Lúc này các mẹ đã có thể cho bé ăn dặm tuy nhiên vẫn cần kết hợp với bú sữa mẹ để đủ dưỡng chất thiết yếu và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Gợi ý một số món ăn dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi
Ngoài thắc mắc “bé 6 tháng ăn được gì” và thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm thì điều băn khoăn lớn không kém của các mẹ đó chính là làm sau để thực đơn đa dạng. Để giúp kích thích vị giác, bé hứng thú ăn hơn. Mẹ có thể tham khảo một vài món ăn dặm dưới đây:
- Cháo gạo nấu loãng
- Rau cải ngọt trộn đậu hũ
- Dâu tây cho bé ăn dặm
- Cháo thịt gà khoai lang
- Cháo bí đỏ
- Chuối nghiền
- Cháo cá cà rốt
- Bột gạo lứt
- Bánh ăn dặm cho bé
Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thức ăn quá đặc hoặc dạng rắn mà hãy xay hoặc nghiền mịn để bé dễ nuốt. Ngoài ra khi nấu mẹ không cần cho thêm gia vị vì nguyên liệu nấu ăn đã có sẵn vị vừa phải với khẩu vị của con.
Biết bé 6 tháng ăn được gì để lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng là việc vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh những gợi ý trên, cha mẹ có thể tìm kiếm thêm những món ăn tương tự để làm phong phú thêm thực đơn mỗi ngày cho con để con hợp tác hơn khi bắt đầu ăn dặm.
Một số lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Sau khi đã tìm hiểu bé 6 tháng ăn được gì để lựa chọn món ăn cho phù hợp thì cha mẹ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi cho bé ăn dưới đây.
- Kết hợp đa dạng thức ăn, thay đổi thực đơn thường xuyên để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, bé sẽ hứng thú hơn.
- Sử dụng thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh, không sử dụng đồ hết hạn.
- Cho bé ăn từ ít tới nhiều, không nên ép bé ăn quá nhiều từ đầu
- Cần kiểm tra, chú ý xem bé có dị ứng hay khó tiêu đối với thức ăn mới không.
- Thời gian ăn cố định, 2 bữa ăn dặm cần cách xa nhau để hình thành thói quen cho bé. Tuy nhiên cha mẹ cũng không cần áp dụng máy móc vì việc ăn dặm còn phụ thuộc vào khả năng ăn uống, tâm trạng và sức khỏe của trẻ trong các thời điểm khác nhau.
- Cha mẹ hãy bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, vitamin, các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… Chúng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để bé ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Lời kết
Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ biết bé 6 tháng ăn được gì và có thêm những thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho con trong giai đoạn ăn dặm. Quá trình này vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển của con và hình thành những kỹ năng, thói quen ăn uống đầu đời. Vì vậy cha mẹ hãy giúp con xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh nhé.
Thường xuyên truy cập website beyeume.vn để cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc bé yêu và cả gia đình nhé!