Mang thai tuần thứ 6 là thời điểm thai nhi đã được 2 tháng tuổi. Đây là giai đoạn xuất hiện khá nhiều những dầu hiệu của việc mang thai như ốm nghén, đau lưng, đau bụng… Thời điểm mang thai tuần thứ 6 cũng là thời điểm nguy hiểm và có nguy cơ xảy thai rất cao. Chính vì vậy mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý, cẩn thẩn trong thời gian này.
Khi bước vào giai đoạn mang thai tuần thứ 6, lúc này phôi thai bất đầu lớn lên nhanh chóng, đặc biệt bán cầu đại não không ngừng tăng lên. Tim cũng bắt đầu chia thành tâm thất và đập có quy luật. Hệ tuần hoàn được hình thành và làm việc. Ngoài ra, gan, tỳ, phổi, thận, ruột đều bắt đầu phát triển, hệ thần kinh cũng nối liền với đại não và xương sống. Lúc này, chân và tay thai nhi đã dần dần hình thành.
Hình dạng của thai nhi lúc này trông giống chữ C, phần mặt có một chấm nhỏ, đó là con mắt; lỗ nhỏ là mũi, nơi lõm sâu vào đó sẽ là tai, tay và chân nhìn giống hình mái chèo.
Sự thay đổi của mẹ trong giai đoạn mang thai tuần thứ 6
Khi mang thai tuần thứ 6, ngoại hình mẹ vẫn không có sự thay đổi rõ rệt. Nhưng bầu vú rất mẫn cảm, khí hư nhiều hơn. Quan sát kỹ có thể thấy đầu vú và xung quanh quầng vú thâm lại, bầu vú cũng mềm hơn, đó là do sự thay đổi của hormone.
Đa số các bà mẹ mang thai tuần thứ 6 đều bắt đầu có phản ứng nghén, ăn uống không ngon miệng, kèm theo cảm giác khó chịu, buồn nôn, nước miếng tiết ra nhiều, tinh thần mệt mỏi, thường buồn ngủ, tâm trạng không tốt, không muốn nói chuyện, không muốn làm việc nhà, không muốn vận động, chỉ muốn nằm nghỉ.
Nguyên nhân cho những dấu hiệu nói trên là do sự phát triển của phôi thai tiêu hao rất nhiều năng lượng của mẹ. Thời kỳ này, mẹ cần cố gắng nghỉ ngơi, nếu cảm thấy mệt hoặc không muốn vận động thì nên nghỉ ngơi để tránh các trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra.
Thai giáo trong tuần thai thứ 6
Thai giáo là quá trình kích thích sự phát triển về thể trạng và trí tuệ cho bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Các mẹ bầu có thể áp dung phương pháp thai giáo có thể thực hiện nay từ khi mang thai tuần thứ 6.
Thai giáo bằng vận động có điểm gì tốt?
- Vận động giúp thai phụ giảm nhẹ cảm giác mệt mỏi, khống chế được tốc độ tăng cân, làm tăng tỉ lệ sinh nở tự nhiên, giảm quá trình đau đẻ… Vận động cũng là bài học tốt cho thai nhi.
- Vận động giúp cho tốc độ lưu thông máu của mẹ tăng nhanh, từ đó thai nhi nhận được lượng oxi nhiều hơn, tăng sự trao đổi chất, thúc đẩy sự phát triển cơ thể và đại não.
- Khi vận động ngoài trời, thai phụ tiếp xúc với nhiều ánh nắng, có lợi cho việc bổ sung canxi, thúc đẩy sự phát triển xương của thai nhi.
- Vận động có thể làm giảm rối loạn tâm lí cho thai phụ, giúp tâm lí thoải mái, thư giãn, có lợi cho việc hình thành tính cách thai nhi.
- Khi vận động, nước ối trong tử cung cũng lắc nhẹ, kích thích cơ thể thai nhi, để thai nhi sau khi sinh ra sẽ thông minh, phản ứng nhanh nhạy, hành động cũng linh hoạt hơn.
Đi bộ – cách thai giáo tốt ở đầu thai kỳ
Nhưng đi bộ không có nghĩa là bước đi tùy tiện, nếu phương pháp đi không đúng, còn có thể gây nguy hiểm cho thai phụ trong gia đoạn mang thai tuần thứ 6.
Để an toàn, nên lựa chọn môi trường thích hợp; môi trường này yêu cầu yên tĩnh, trong lành, cách xa tiếng ồn, xa những nơi ô nhiễm. Nhưng nơi đi bộ thích hợp chính là công viên hoặc đường nhỏ ít người qua lại.Ngoài ra đường đi cũng cần bằng phẳng,không có sỏi đá tránh bị ngã.
Chọn lựa giày đi bộ phù hợp, giày đi bộ cần mềm mại, độ đàn hồi tốt, độ cong gập cao, đi lại thoải mái, giúp bảo vệ đôi chân. Đế giày không cao quá 3cm, tránh làm thai phụ đau mỏi lưng hoặc phù chân.
Tốc độ đi bộ không nên quá nhanh, tránh tim đập nhanh, dẫn đến tình cảm không ổn định, điều này sẽ làm mất ý nghĩa của việc đi bộ. Chú ý, đi nhanh cũng dễ xảy ra nguy hiểm. Ngoài ra, thời gian đi bộ không nên quá lâu, khoảng 10 – 20 phút mỗi ngày và thực hiện lại 2 – 3 lần ngày là tốt nhất..
Dinh dưỡng khi mang thai tuần thứ 6
Các triệu chứng nghén thông thường xuất hiện vào tuần thứ 4-8. Vậy nên, khi mang thang tuần thứ 6, các triệu chứng này bắt đầu xuất hiện khá rõ rêt. Bắt đầu từ tuần thứ 8-10 khi cân nặng và chiều dài của thai nhi đã phát triển thêm thì triệu chứng này nghiêm trọng hơn, đến tuần thứ 12 bắt đầu giảm dần. Giai đoạn này, thai phụ thường cảm thấy ăn uống không ngon miệng hoặc cứ ăn vào là nôn. Lưu ý các thai phụ không nên vì sợ nôn mà không ăn hoặc ăn ít, trên thực tế nếu càng bị nôn càng phải ăn .
Thông thường, sau một đêm tiêu hóa thúc ăn, dịch dạ dày tiết ra khá nhiều, cảm giác khó chịu tăng lên gây buồn nôn vào buổi sáng. Ngoài ra, khi đường huyết hạ thấp, đau đầu chóng mặt cũng gây buồn nôn. Vì thế, triệu chứng buồn nôn là do cơn đói gây ra, thai phụ mang thai tuần thứ 6 cần ăn uống theo thực đơn chuẩn của bà bầu để khống chế triệu chứng này. Sau khi mang thai, có thể thay đổi bữa ăn từ 3 lên 5-6 bữa/ngày,
Nôn nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có thai phụ lo lắng vì nôn nghén hoặc ăn uống không tốt sẽ hạn chế sự hấp thụ dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thực ra không nên quá lo lắng về vấn để này.
Thai nhi rất thông minh, cho dù dinh dưỡng trong cơ thể mẹ có đầy đủ hay không, bé vẫn luôn giành một phần cung cấp cho bản thân, trừ khi trong cơ thể mẹ không có chất dinh dưỡng để hấp thụ, thì thai nhi mới thực sự thiếu chất dinh dưỡng.
Đương nhiên nếu cơ thể thai phụ thiếu chất dinh dưỡng đến mức độ đó thì tự cơ thể người mẹ sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Vì thế chỉ cần không có cảm giác mệt mỏi, ốm đau, sự phát triển của thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.
Trên đây là một số những thông tin chi tiết về quá trình mang thai tuần thứ 6, những vấn đề mẹ bầu gặp phải, phương pháp thai giáo cho thai nhi, chế độ dinh dưỡng cho mẹ… Với những thông tin Beyeume chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm