Em bé khóc nhè là việc hết sức bình thường và phổ biến đối với những gia đình đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, việc bé quấy khóc quá nhiều đôi khi lại gây nên sự bực bội, khó chịu cho người lớn. Vậy bạn đọc đã bao giờ thử tìm hiểu lý do tại vì sao em bé khóc nhè chưa? Nếu chưa, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu những lý do khiến cho em bé khóc nhè và các đối phó.
Đối với trẻ giai đoạn 2 – 3 tuổi, tình cảm và cảm xúc đã được hình thành khá rõ ràng. Bé hiểu được những hỉ, nộ, ái, lạc giống như người lớn, và biểu hiện những tình cảm của mình theo một cách…đúng nghĩa của trẻ con. Bạn sẽ thường xuyên gặp phải những trường hợp em bé khóc nhè, khóc bởi những lý do khiến bạn không không thể hiểu nỗi.
Không giống như trẻ sơ sinh, trẻ 2 – 3 tuổi không khóc vì những vấn đề như đói bụng, ị đùn, nóng, lạnh…, những cơn khóc nhè như thế thường “dính líu” đến cảm xúc. Thực sự là như vậy đấy, những cô cậu này phải nói là vô cùng nhạy cảm. Ngoài ra, bé sẽ đòi chơi đồ chơi, một lát lại bám theo người lớn, đòi thứ này, đòi thứ kia, sau cùng thì không ưng ý với bất cứ điều gì, rồi lại khóc ầm ĩ không thôi.
Có rất rất nhiều điều có thể khiến cho em bé khóc nhè mà đôi khi bố mẹ sẽ không bao giờ hiểu nổi. Tuy nhiên, bố mẹ có thể tham khảo một số
Lý do thứ nhất: Có phải bạn đã không quan tâm bé chú đáo như trước đây? Vì bạn bắt đầu đi làm trở lại, vì bạn bận rộn với các công việc gia đình, vì bạn cảm thấy bé đã có thể tự lập làm một số việc cá nhân mà không cần ba mẹ theo dõi từng chút một… và vì hàng nghìn lý do của người lớn, bạn phải bớt thời gian dành cho con.
Trẻ con rất nhạy cảm, chúng có thể nhân ra sự thiếu quan tâm của ba mẹ và cố tình gây chú ý cho bạn bởi sự mít ướt này. Vì bé đã có thể tự mình làm một số việc một mình, mức độ “theo dõi” của ba mẹ đối với bé đã có phần ít sát sao hơn, điều đó khiến cho bé cảm thấy lo lắng, thậm chí tủi thân. “Vậy thôi thì cứ khóc lóc, mè nheo để xem ba mẹ có làm lơ mình nữa hay thôi!” – chắc chắn là bé nghĩ như thế đấy.
Lý do thứ hai: Có thể là bé đang cảm thấy chán chường. Độ tuổi 2 -3 tuổi là độ tuổi vô cùng hiếu kỳ và năng động. Dường như, bé luôn tràn trề năng lượng để sẵn sàng chào đón những điều mới mẻ, thú vị xảy đến. Trước tiên, bé sẽ tự mình khám phá, nghịch ngợm mọi thứ xung quanh để tìm hiểu, để thỏa trí tò mò.
Đến một lúc nào đó, bạn cảm thấy chán và không thể tự vui vẻ với bản thân mình được nữa, bé sẽ cần trải nghiệm những điều mới. Chắc chắn bé sẽ cần sự giúp đỡ từ ba mẹ. Cuối cùng thì những lần em bé khóc nhè ấy cũng chỉ để ba mẹ chú ý biết rằng con đang muốn chơi cái gì đó thú vị, con muốn được vui vẻ với những trò là lạ. Hay đó cũng chỉ là một trò mới của bé nhằm thỏa trí tò mò xem “Ba mẹ sẽ phản ứng như thế nào khi mình làm như thế này? (ý chỉ việc khóc lóc, la hét ầm ĩ)”.
Em bé khóc nhè thường xuyên, ba mẹ phải làm sao?
Để đối phó với việc em bé khóc nhè, sẽ không chỉ đơn thuần là dỗ cho bé thôi khóc tức thì, mà đó là cả quá trình cải thiện cảm xúc của bé bằng cách thể hiện tình yêu thương với trẻ. Bố mẹ có thể dành thêm thời gian để trò chuyện, tâm sự với bé để bé biết rằng mình được yêu thương và bớt đi tình trạng em bé khóc nhè, quấy bố mẹ.
Dành thời gian chơi với con
Đến tuổi này, bé đã có thể tự mình làm một số việc cá nhân như tự ăn cơm, đi đại tiện, tiểu tiện… Ba mẹ có nhiều thời gian hay thay vì phải bận tâm cho trẻ 100% như lúc trước. Đây là điều đáng mừng, vì ba mẹ có thể tận hưởng niềm vui khi trẻ dần độc lập. Tuy nhiên, nếu bé cảm nhận mình đã ít được quan tâm hơn, bé sẽ có xu hướng đi lùi, nhằm thu hút sự chú ý của ba mẹ nhiều hơn.
Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để chăm sóc trẻ trước đây, nhưng bạn có thể dành thời gian chơi với con. Mọi đứa trẻ đều cần sự giao lưu tình cảm với ba mẹ. Hãy cùng bé chơi các trò chơi yêu thích như lắp ráp mô hình đoàn tàu, xây nhà, tô màu, hay cùng tập hát, tập nhảy… để hạn chế tình trạng em bé khóc nhè.
Khơi dậy cảm hứng và tăng khả năng sáng tạo ở trẻ
Trẻ em cực kỳ “cả thèm chóng chán”, khi có một món đồ chơi mới, chúng sẽ rất hào hứng và say sưa chơi với những món đồ chơi mới, nhưng cũng sẽ nhanh chóng mất đi cảm giác mới lạ. Bạn liên tục mua cho bé những món đồ chơi mới cũng không làm thỏa mãn trí tò mò và nhu cầu tiếp xúc với những điều mới lạ của bé. Đây là cách khá hiệu quả để hạn chế tình trạng em bé khóc nhè, bố mẹ có thể áp dụng tức thời để dỗ bé.
Cách hay nhất là bạn hãy cùng bé chỉnh sửa, thay đổi những món đồ chơi cũ thành những món mới, hoặc chơi những trò chơi cũ theo cách mới như kết hợp nhiều loại đồ chơi thành một trò chơi duy nhất. Ba mẹ hãy sáng tạo và tập cho bé phát huy khả năng sáng tạo. Bạn cũng có thể cho bé vui chơi trong vườn, bằng cách dạy cho bé biết tên các loại cây, hoa, cách chăm sóc cây hoặc tưới cây… Cho con gần gũi với thiên nhiên, bồi đắp tình yêu với thiên nhiên luôn là điều các ông bố bà mẹ nên làm
Những điều trẻ không biết đều có thể trở thành trò chơi mới đối với trẻ, thậm chí là việc mở rộng không gian chơi đùa, không chỉ trong phòng khách, phòng ngủ mà có thể là hành lang, hoặc sân sau. Những gợi ý, hướng dẫn của người lớn sẽ giúp bé học được cách làm mới các hoạt động vui chơi và tìm thấy những điều thú vị của cuộc sống và bớt đi tình trạng em bé khóc nhè vì buồn chán, bức bối….
Trò chuyên với bé
Việc trò chuyện với bé cũng là một cách để bố mẹ dỗ em bé khóc nhè rất hiệu quả. Khi trò chuyện, sự chú ý của bé sẽ bị phân tán và không không còn khóc nữa.
Bên cạnh việc làm cho bé hết khóc nhè, khi bố mẹ dành nhiều thời gian để trò chuyên với bé cũng sẽ giúp cho bé nâng cao khả năng giao tiếp trong quá trình đối thoại với bố mẹ.
Trên đây là một số những thông tin về lý do em bé khóc nhè, cách đối phó khi em bé khóc nhè mà Beyeume đã tham khảo và tổng hợp được. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin cần thiết để chăm sóc, chơi với bé, đối phó khi bé khóc nhè.