Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi với đậu que – là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng không chỉ tốt cho trẻ sơ sinh mà còn hữu ích đối với sức khỏe của mọi người. Giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer – bệnh thoái hóa não nguyên phát với nguyên nhân phát bệnh chưa rõ ràng chỉ có những biểu hiện lâm sàn, khó hồi phục và thường khởi phát ở người lớn tuổi, nhất là từ 65 tuổi trở lên.
Ngoài ra, đậu que còn giúp ngằn ngừa bênh xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, ung thư đại tràng, hen suyễn, mụn trứng cá, nhiễm trùng tai và thậm chí có thể ngăn ngừa cả bệnh cảm lạnh và cảm cúm. Với những công dụng hiệu quả như thế, đậu xanh được xem là nguyên liệu tuyệt vời trong thực đơn ăn dặm chuẩn cho bé 6 tháng tuổi dù bạn đi theo phương pháp ăn dặm cổ điển hay hiện đại.
Các thành phần dinh dưỡng có trong đậu que
Vitamin
Vitamin A | 752 IU |
Vitamin C | 12 mg |
Niacin | 0,51 mg |
Folate | 41 mcg |
Pantothenic Acid | 0,06 mg |
Vitamin K | 17 mg |
Khoáng chất
Kali | 170 mg |
Sodium | 12 mg |
Canxi | 66 mg |
Photpho | 67 mg |
Magnesium | 0,04 mg |
Sắt | 1,9 mg |
Ngoài những thành phần dinh dưỡng cơ bản nêu trên, đậu que còn chứa một số vitamin khác với lượng nhỏ hơn đồng thời cũng chứa một lượng nhỏ selen, mangan, đồng và kẽm.
Cách chọn mua và chế biến đậu que cho bé ăn dặm
- Đậu que là thực phẩm nguyên liệu lý tưởng để chế biến các món ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi – đây cũng là thời điểm cho bé ăn dặm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Đậu que tuy là thực phẩm dinh dưỡng nhưng lại có chút khó khăn trong khâu chế biến, xay nhuyễn cho bé. Đậu que cũng nằm trong danh sách thực phẩm ít gây phản ứng phụ, dị ứng đối với trẻ sơ sinh. Do đó, nó được giới thiệu đầu tiên cho trẻ khi đến thời điểm tập ăn dặm.
- Khi mua đậu que cho bé ăn dặm, hãy chọn những nơi cung cấp đậu que hữu cơ, ít dùng đến thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Hãy chọn những đậu que tươi, non, không quá già và không bị dập. Nếu chưa dùng đến đậu que, không nên rửa hay cắt đậu que trước khi sử dụng để chế biến các món ăn dặm cho bé. Đậu que sẽ giữ được độ tươi của thực phẩm tươi ngon nếu được để trong ngăn mát của tủ lạnh trong khoảng thời gian 5 ngày.
- Cách chế biến đậu que tốt nhất cho bé ăn dặm là khi hấp hoặc luộc đậu với ít nước. Khi luộc, hãy nấu cho nước sôi rồi hãy cho đậu que vào, nếu thích bạn có thể thêm ít dầu ô liu vào khi luộc. Không nên luộc đậu que quá 15 phút để đậu que còn màu sắc xanh và không quá mềm.
Kem bạc hà đậu que cho bé ăn dặm từ 6 – 8 tháng tuổi
Nguyên liệu
200gr đậu que
1/4 chén sữa chua
2 lá bạc hà thái nhỏ
Cách làm
Đậu que rửa sạch, cắt 2 đầu, tước chỉ bỏ, sau đó đem hấp hoặc luộc với dầu ô liu rồi đem nghiền nhuyễn. Lá bạc hà sau khi đã thái nhỏ, có thể cho nghiền chung với đậu que. Trộn hổn hợp lại với nhau cho bé dùng.
Đậu que xào ớt chuông cho bé ăn dặm từ 8 – 10 tháng tuổi
Nguyên liệu
200gr đậu que xanh
1 ít ớt chuông màu đỏ Đà Lạt, thái thành lắt mỏng và dài
1 ít ớt Đà Lạt màu vàng bắt mắt, thái thành lát mỏng và dài
1 củ hành tây nhỏ, cắt đôi rồi thái lát mỏng
2 tép tỏi băm nhỏ
2 muỗng dầu ô liu
Cách làm
Đậu que cắt 2 đầu, tước chỉ, rửa sạch. Bắt chảo lên bếp, cho ít dầu ô liu vào sau đó cho tỏi băm vào phi cho thơm, tiếp đến cho hổn hợp vào xào chung dưới ngon lửa nhỏ vừa, sau 8 -10 phút hổn hơp chín thì cho thêm ít tiêu xay vào cho thơm.
Đây là món dành cho bé ăn dặm từ 8 – 10 tháng tuổi. Với máu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon, dễ ăn chấc chắn món ăn sẽ hấp dẫn được bé.