Thai 36 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh không? Cơn gò có làm ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không? Đây là những thắc mắc thường gặp của các mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 36. Để giải đáp thắc mắc trên, mẹ bầu cùng beyeume theo dõi bài viết sau đây để biết cách khắc phụ khi thai 36 tuần gò cứng bụng.
Gò thai là gì?
Gò thai là một hiện tượng bình thường mà các mẹ bầu thường gặp trong quá trình mang thai, đây là hiện tượng xuất hiện ở những tháng cuối thai kì với tần suất và cường độ khác nhau. Khi thai gò, bụng của mẹ sẽ nổi lên một cục cứng đôi khi sẽ nằm lệch về 1 bên. Gò thai có nhiều loại khác nhau như:
- Gò thai sinh lý: Là những cơn co thắt của tử cung, thường kéo dài từ 30s – 1 phút, cơn gò thường xuất hiện vào những tháng cuối của thai kì. Cơn gò này thương làm cho mẹ bầu đau khó chịu hơn là đau đớn.
- Gò thai chuyển dạ: Đây là dấu hiệu cho biết mẹ bầu sắp sinh, cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện vào tuần thứ 38 – 40 của thai kì, cơn đau có nhịp độ từ thấp và tăng dần kéo theo cơn đau dữ dội, đi kèm với đó là hiện tượng rỉ hoặc chảy nước ối, nhớt ở âm đạo và có máu khi đi vệ sinh.
- Gò thai sinh non: Hiện tượng này tương tự như cơn gò chuyển dạ những xuất hiện ở tuần thứ 22 – 37, và điều này cũng làm nhiều mẹ bầu hoang mang khi thai 36 tuần gò cứng bụng có phải sinh non hay không?
Thai 36 tuần thường có dấu hiệu gì?
Thai 36 tuần lúc này bé có thể nặng khoảng 2,7kg, các cơ quan của bé cũng đã dàn phát triển và hoàn thiện. Ở gia đoạn này. tóc của bé cũng mọc dài khoảng 5cm, hệ thống phổi cũng dần hoàn thiện hơn. Bé ngày càng tròn chỉnh, da hồng hào và không nhăn như những tuần trước.
Đối với mẹ bầu ở tuần 36 thường sẽ mệt mỏi, xuất hiện nhiều cơn gò khó chịu, và đây cũng là giai đoạn mà các mẹ bầu nên chuẩn bị tinh thần để chuyển dạ sinh nở, nên quan sát các cơn gò thai như thế nào để biết được là gò thai sinh lý hay gò thai sinh non.
Thai 36 tuần gò cứng bụng có sao không?
Thai 36 tuần gò cứng bụng là hiện tượng xảy ra thường xuyên đối với các mẹ bầu trong gia đoạn thai kỳ. Như đã chia sẻ về các loại gò thai ở trên, mẹ bầu nên quan sát mức độ và tần xuất mà cơn gò xuất hiện.
Theo các bác sĩ, thai ở gia đoạn 36 tuần thường bị gò nhiều có thể do thay đối các vấn đề sinh lý, hormone hoặc cũng có thể do các tác động bên ngoài như mẹ bầu thường xuyên xoa bụng, dễ động chạm kích thích nhũ hoa khiến tử cung bị co thắc và xuất hiện các cơn gò làm mẹ đau khó chịu. Thai 36 tuần gò cứng bụng, kéo theo các cơn đau thì xảy ra 2 trường hợp như sau:
- Nếu cơn đau kéo dài, dồn dập có thể là cơn gò sinh lý hoặc cơn gò chuyển dạ sinh non, các mẹ bầu có thể căn cứ vào các dấu hiệu nêu trên để xác định cơn gò.
- Nếu cơn đau ngắn, không dồn dập thì có thể đây chỉ là hiện tượng chuyển dạ giả, mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Cách xử lý khi thai 36 tuần gò cứng bụng
Khi thấy các cơn gò xuất hiện nhiều ở giai tuần thứ 36, các mẹ có thể xử lý như sau:
- Ghi chép lại tần suất và thời gian mà các cơn gò xuất hiện, sau đó mang theo những ghi chép tới bệnh viện để được sĩ thăm khám và tư vấn thêm
- Nếu thấy dâu hiệu của cơn gò chuyển dạ, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và được các y bác sĩ theo dõi
- Để giảm sự khó chịu từ các cơn gò, mẹ bầu có thể thực hiện một vài cách sau đây: Massage nhẹ nhàng vùng bùng bằng dầu thiện nhiên, tập yoga bầu, nghe nhạc, ngồi thiền, đi ngủ hoặc nghỉ ngơi…
- Bên cạnh đó, mẹ hạn chế xoa bụng và chạm vào nhủ hoa, hạn chế các va đạp mạnh vào bụng
- Từ tuần 36 trở đi, mẹ nên đi khám thai 1 lần/tuần để được bác sĩ thăm khám và theo dõi
Dấu hiệu sinh non mẹ bầu nên biết
Thai tuần 36 là một trong những giai đoạn gần sinh nở, và ở giai đoạn này có rất nhiều tình trạng mẹ bầu sinh non, dưới đây là các dấu hiệu sinh non mà các mẹ bầu nên biết:
- Cổ tử cung, tử cung có điều bất thường
- Sinh non ở tuần thứ 36 rất dễ xảy ra đối với mẹ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba).
- Mẹ có nhiều thói quen không lành mạnh: Ăn uống không đủ chất, ngủ không đúng giờ, ngủ ít, căng thẳng, hay bị stress rất dễ sinh non
- Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ thường hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích cũng rất dễ sinh sớm
- Mẹ bầu đã từng sinh non ở lần trước
- Bị nhiễm trùng.
- Mẹ bị béo phì từ trước khi mang thai
- Mẹ bầu không đi khám thai định kỳ và không có các phương pháp chăm sóc bản thân đúng cách.
Như vậy, bài viết cũng đã giải đáp thắc mắc thai 36 tuần gò cứng bụng có sao không? Nếu mẹ bầu sinh hoạt lành mạnh, khám thai định kỳ thì không cần lo lắng. Còn nếu thấy có dấu hiệu của sinh non thì cần tới bệnh viện ngay lặp tức.