Hiện tượng vỡ ối
Nếu hiện tượng rỉ ối xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ, tức là sau tuần 37, đó có thể là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sớm. Mẹ bầu có thể vỡ ối sau 1 – 2 ngày sau đó, hoặc bắt đầu các dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Nước ối vỡ trào mạnh ra ngoài hay chảy ra từ từ phụ thuộc vào vết rách của màng ối. Nếu nước ối trong giai đoạn này chỉ rỉ ra, thay vì trào quá nhanh, đó có thể là màng ối chưa vỡ ra hoàn toàn, mà chỉ có một lỗ nhỏ xuất hiện. Hoặc do em bé đã di chuyển xuống dưới cổ tử cung, và đầu em bé chặn ở cửa tử cung, khiến nước ối chỉ có thể chảy ra ngoài chầm chậm.
Cảm giác vỡ ối như thế nào?
Không giống như những gì bạn xem trên phim ảnh, vỡ ối ở ngoài đời thật sẽ không quá nguy kịch. Tùy vào vết rách trên màng ối mà các mẹ bầu sẽ có cảm giác nhau.
Một số bà mẹ sẽ thực sự cảm thấy dòng nước chảy ra rất mạnh và nhanh, có thể còn gây nên bất ngờ. Chắc chắn đó là cảm giác vô cùng lạ lẫm, khi một khối lớn nước bên trong cơ thể đột ngột tuôn ra ngoài qua đường âm đạo.
Trước khi bạn thực sự cảm nhận dòng nước tuôn ra xối xả, bạn còn có cảm giác như có một quả bong bóng nước nằm ở giữa hai chân vừa nổ. Tất nhiên, “cú nổ” này sẽ không khiến cho bạn đau đớn gì, nhưng chắc chắn, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy ẩm ướt ở bên dưới chân.
Một số bà bầu lại cảm thấy nước ối vỡ ra và chảy thành dòng nước nhỏ chầm chậm xuống dưới chân. Điều này có thể khiến cho các mẹ bầu nhầm lẫn, cho rằng đây chỉ là hiện tượng són tiểu hoặc rỉ ối, chứ không phải vỡ ối. Vì vậy, với những cơn rỉ nước từ khu vực này trong giai đoạn cuối thai kỳ, các mẹ hãy hết sức chú ý và thận trọng nhé.
Tùy một số trường hợp, nước ối sẽ chảy ra không quá nhanh, nhưng cũng không quá chậm như rỉ nước ối. Bạn có thể tưởng tượng đến ngày kinh nguyệt đầu tiên khi máu đột ngột trào ra ngoài và gây ướt sũng. Đó cũng có thể là những gì bạn cảm thấy khi nước ối vỡ ra.
Những điều bà bầu cần cân nhắc khi gặp dấu hiệu rỉ ối hoặc vỡ ối
Không chỉ chuyển dạ sinh con gây vỡ ối mà còn nhiều nguyên nhân khác phụ thuộc vào mức độ phát triển của thai nhi. Tại các giai đoạn thai kỳ khác nhau, bạn sẽ cần cân nhắc xem mình nên xử trí tình trạng rỉ ối, vỡ ối này thế nào cho hợp lý.
Nếu bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ thứ hai, tức là chuyển dạ…, tử cung của bạn hầu như đã giãn nở đủ rộng, em bé gần như sẽ ra đời ngay lúc này.
Nếu nước ối vỡ khi mẹ bầu mang thai đủ kỳ, nhưng cơn chuyển dạ vẫn chưa đến khiến cho tử cung chưa gò mạnh để đẩy thai nhi ra ngoài, các bác sĩ sẽ cần kích thích giục sinh trong vòng 24 tiếng để giảm nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Nếu nước ối vỡ sớm, khi mẹ bầu chưa mang thai đủ kỳ (trước 37 tuần), thai nhi cần thêm thời gian ở trong bụng mẹ để lá phổi phát triển đủ lớn để bé có thể thích nghi với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ.