Trẻ 1 tháng tuổi là giai đoạn trẻ đang tiếp xúc, làm quen với môi trường sống mới, xa lạ và nguy hiểm hơn rất nhiều so với khi còn trong bụng mẹ. Trong 1 tháng đầu tiên, bé cũng có sự thay đổi khá nhiều về ngoại hình cũng như nhận thức. Dần trở nên quen hơn với môi trường sống mới và có những phản hồi với các sự vật, sự việc xung quanh bé.
Những tháng đầu tiên sau khi rời khỏi bụng mẹ là giai đoạn thai nhi có sự phát triển vô cùng nhanh chóng. Sự thay đổi có thể nhận thấy một cách rõ rệt từ ngoại hình của bé cho đến nhận thức.
Trẻ 1 tháng tuổi có rất nhiều sự thay đổi nhanh chóng và liên tục. Vì vậy, các ông bố bà mẹ có con nhỏ mới sinh nên theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần tuổi để có thể theo kịp sự phát triển của bé, từ đó đưa ra chế độ chăm sóc. dinh dưỡng phù hợp nhất với trẻ. Nhiều người cũng thường thắc mắc rằng, bé 1 tháng tuổi biết làm gì? Có những phản ứng như thế nào?…Hãy cùng Beyeume tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tuần thứ nhất
Đối với trẻ 1 tháng tuổi, đặc biệt là trong tuần đầu tiên sau khi sinh, làn da của bé thông thường sẽ hơi nhăn nheo. Những nếp nhăn trên da của những em bé 1 tháng tuổi bởi khi còn trong bụng mẹ, bé luôn ở tư thế cuộn tròn. Chính vì vậy mà trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, cả làn da và chiều dài cơ thể của trẻ sẽ có sự thay đổi nhanh chóng. Da của bé 1 tháng tuổi sẽ trở nên căng đầy hơn và chiều dài cơ thể cũng dài hơn một cách rõ rệt.
Trong suốt quãng thời gian 9 tháng trong bụng mẹ, bé được bảo vệ một cách an toàn. Chính vậy nên sau khi chào đời, trong những tháng đầu tiên, đặc biệt là tuần đầu tiên, mẹ bỉm sữa nên cho bé nằm ngủ trong kén. Thiết kế của kén ngủ được mô phỏng tương tự với tử cung, điều này mang đến cho trẻ 1 tháng tuổi cảm giác được an toàn như khi vẫn đang trong bụng mẹ. Han chế tình trạng bé bị giật mình khi ngủ, quấy khóc vì cảm giác thiếu an toàn.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tuần thứ 2
Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi từ lúc sinh ra cho đến thời điểm 2 tuần tuổi, trẻ chỉ có thể nhìn thấy trong khoảng 20 – 38 cm. Vì vậy nên trong khoảng thời gian này, bé sẽ nhìn rõ được mẹ nếu mẹ ôm với khoảng cách gần.
Ở giai đoạn này, các mẹ có thể thấy rõ bé thường xuyên nhìn vào mắt, môi của mẹ khi mẹ khi mẹ trò chuyện với trẻ. Đây là phản xạ bình thường bởi thời điểm này, bé thích sự trao đổi qua ánh mắt, thích nhìn gương mặt người khác thay vì những hình dáng hay màu sắc khác. Đây là những thay đổi và những điêu đầu tiên mà các bé có thể làm, trả lời cho câu hỏi bé 1 tháng tuổi biết làm gì của nhiều ông bố bà mẹ bỉm sữa lần đầu có con, chăm sóc con nhỏ.
Ở tuần thứ hai sau khi sinh, tốc độ phát triển của bé cũng vô cùng nhanh chóng, từ cân nặng của trẻ sơ sinh, nhận thức và cả chiều dài cơ thể bé.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tuần thứ 3
Ở tuần thứ 3 sau khi chào đời, thời gian này em bé 1 tháng tuổi sẽ thích được ôm ấp và bồng bế, vuốt ve. Vì vậy, bố mẹ nên dành thời gian để chơi và chăm sóc bé, âu yếm, vuốt ve để bé cảm giác được sự an toàn.
Thời gian này, trong khi bố mẹ giao tiếp với vé, bé có thể nói a, hay e để phản xạ lại khi nghe giọng, nhìn thấy gương mặt bố mẹ. Đây là điều mà trẻ 1 tháng tuổi có thể làm khi đang ở tuần thứ 3.
Ở giai đoạn 3 tuần tuổi, cân nặng và chiều dài của bé cũng phát triển nhanh chóng. Làn da của bé lúc này cũng căng hơn, không con tình trạng nhăn nheo như thời điểm bé mới sinh ra.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi
Khi trẻ bước vào tuần thứ 4, trẻ rất thích được bú và cần được bú đủ mỗi lần để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ nên cho bé bú mỗi khi bé đói, mẹ không cần phải lo lắng hay ngăn cản bé bú.
Trong giai đoạn bé 1 tháng tuổi, hầu như tất cả các bé đều rất thích bú, vì vậy nên bố mẹ có thể chuẩn bị cho bé một vài chiếc ti giả để thuận tiện trong những lúc cho bé tự chơi một mình. Việc cho bé dùng ti giả trong khi ngủ trưa hoặc ban đêm cũng giúp hạn chế được tình trạng đột tử khi ngủ ở trẻ 1 tháng tuổi.
Như vậy, trong suốt quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sẽ có những sự thay đổi rất rõ rệt và nhanh chóng về cả thể chất, nhận thức. Trong giai đoạn này, bố mẹ cần hết sức chú tâm đến sự phát triển của bé, ngay cả những thay đổi nhỏ nhất.
Việc theo dõi sát xao quá trình phát triển của trẻ 1 tháng tuổi sẽ giúp bố mẹ kịp thời phát hiện ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ và kịp thời chữa trị để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ.
Trên đây là một số những thông tin về sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng như một số những thay đổi của bé trong giai đoạn này mà beyeume tham khảo được và chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng sẽ mang đến một số những thông tin hữu ích cho các ông bố, bà mẹ trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.