So với giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ cũng sẽ khiến bố mẹ mệt mỏi không kém. Tâm lý, tính cách của trẻ trong giai đoạn này rất phức tạp, khó hiểu đòi hỏi bố mẹ phải chú ý quan sát để hiểu và đồng hành cùng trẻ vượt qua giai đoạn này.
Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?
Khủng hoảng tuổi lên 3 là giai đoạn tâm lý của trẻ xảy ra sự khủng hoảng về nhận thức. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu nhận biết được mình là một cá thể độc lập, muốn tự chủ và muốn thể hiện cảm xúc xúc của bản thân và muốn nhận được sự tôn trọng, được phép làm nhiều thứ bé muốn.
Tuy nhiên, không phải điều gì bé cũng có thể thực hiện. Điều này gây nên tâm lý phản ứng lại với những điều mà bé bị kiểm soát, ngăn cản. Càng ngăn cấm bé càng muốn làm.
Thời điểm bé bắt đầu khủng hoảng tuổi lên 3 là khi nào?
Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 là quá trình diễn ra sau khi bé trải qua cuộc khủng hoảng tuổi lên 2 trước đó. Giai đoạn này thường sẽ bắt đầu khi bé được khoảng 3 tuổi rưỡi.
Đây là giai đoạn bé trải qua rất nhiều sự thay đổi về tâm lý và sẽ khiến cho bố mẹ khủng hoảng theo không kém so với giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2.
Khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ kéo dài trong bao lâu?
Tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ nhỏ là điều bình thường trong quá trình phát triển. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ khi bé được khoảng 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào từng bé, giai đoạn này có thể kéo dài hoặc ngắn khác nhau.
Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3
Khi bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, các bé thường có những biểu hiện rõ rệt mà bố mẹ có thể dựa vào đó để nhận biết như:
- Bé bắt đầu muốn tự mình làm mọi việc
- Thường xuyên phải ứng với mọi thứ bằng thái độ tiêu cực
- Tính cách trở nên ngang ngạnh, khó bảo
- Bé thường xuyên không nghe lời, không lắng nghe sự hướng dẫn chỉ bảo của người lớn
- Những thứ bé thích thú trước kia thì nay không còn hứng thú
- Thường xuyên làm trái lời bố mẹ, người lớn
- Thường đòi hỏi bằng được một thứ gì đó….
Những cách để bố mẹ cùng bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3
Để giúp bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, các ông bố bà mẹ cần quan sát, theo dõi con thường xuyên để nắm được tâm trạng cũng như tính cách của bé trong giai đoạn này và đưa ra hướng tiếp cận, cùng bé vượt qua giai đoạn này.
Bố mẹ có thể tham khảo một số gợi ý Beyeume đưa ra dưới đây để cùng con trải qua giai đoạn khủng hoảng này nhé:
Không nên la mắng, lớn tiếng với bé
La mắng, lớn tiếng với bé là cách giải quyết của hầu hết các ông bố bà mẹ khi đứa trẻ trở nên không nghe lời, quấy nhiễu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bố mẹ cần kiềm chế, kiểm soát sự giận dữ của mình.
Không nên la mắng lớn tiếng với bé trong thời điểm này, bởi như vậy sẽ gây ra những tác động tiêu cực trong quá trình nhận thức của bé.
Bố mẹ nên lắng nghe và trò chuyện với trẻ nhiều hơn
Khi bé đang ở trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, ngoài việc không nên nặng lời, lớn tiếng với trẻ. Các ông bố bà mẹ cũng cần phải học cách lắng nghe những ý kiến của trẻ bởi giai đoạn này bé muốn thể hiện cảm xúc bản thân và ý kiến của mình.
Việc lắng nghe, trò chuyện giúp bé có cảm giác được thấu hiểu, từ đó những cơn giận dữ, quấy nhiễu của bé cũng sẽ được hạn chế bớt.
Kiên nhẫn, giải thích mọi thứ với bé
Ở thời điểm khủng hoảng tuổi lên 3, hầu hết các bé đầu có rất nhiều thắc mắc, tò mò về tất cả mọi thứ xung quanh.
Vậy nên, 1000 lẻ 1 câu hỏi sẽ được bé đặt ra suốt cả ngày. Bố mẹ cần kiên nhẫn giải thích, đưa ra đáp án để giải đáp cho trẻ. Điều này sẽ giúp bé mạnh dạn hơn trong việc đưa ra các ý kiến của bản thân sau này.
Đưa ra những lựa chọn cho bé
Trong giai đoạn này, nếu bé đòi hỏi bất cứ điều gì, bố mẹ nên đưa ra cho bé một vài sự lựa chọn. Điều này sẽ giúp bé có thói quen cân nhắc mọi thứ trước khi lựa chọn mổ điều gì đó. Không phải bé muốn điều gì đều sẽ có được điều đó.
Thể hiện tình cảm với bé thật nhiều
Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, bố mẹ nên thể hiện tình yêu thương với trẻ thật nhiều. Sự âu yếm nhẹ nhàng, tình cảm sẽ giúp bé thân thiết và gắn bó hơn với bố mẹ, dù đôi lúc bé không ngoan…
Trên đây là những chia sẻ về quá trình phát triển, giai đoạn diễn ra khủng hoảng tuổi lên 3 ở mọi đứa trẻ, những biểu hiện và cách để bố mẹ cùng bé vượt qua giai đoạn này mà Beyeume tham khảo và tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ có thêm gợi ý để chăm sóc và cùng bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3.