Việc theo dõi cân nặng bé sơ sinh là một việc cần thiết để các mẹ biết được liệu có đang cho con ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý và sự nuôi nấng của bạn có đạt được kết quả tốt hay chưa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về sự phát triển của hầu hết trẻ sơ sinh, để đối chiếu, theo dõi với bé nhà mình. Bạn cũng có thể xem bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần mà beyeume đã biên tập nhé.
Trẻ mới sinh – từ 1 đến 4 tuần tuổi
Vào thời điểm này, trẻ còn rất nhạy cảm và nhỏ bé. Nếu cân năng bé sơ sinh bị giảm một vài gram sau khi sinh, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường và thương xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ. Một em bé khỏe mạnh sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh sau 10 – 12 ngày và sẽ phát triển dần dần theo từng tháng.
Trong tháng đầu tiên sau khi chào đời, các bé hoàn toàn chỉ có thể bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu trong thời gian này, mẹ thấy bé có các dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng không tốt với sữa mẹ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay vì có thể bé đang phản ứng lại với một số loại thức ăn bạn đang ăn, hoặc bé nhạy cảm với sữa công thức. Khi phát hiện kịp thời và có biện pháp giải quyết sẽ giúp cho tình trạng sức khỏe cũng như làm ảnh hưởng đến cân nặng bé sơ sinh trong 4 tuần đầu tiên.
Trẻ 1 tháng tuổi
Trong suốt khoảng thời gian từ khi lọt lòng đến thời điểm 6 tháng tuổi, cân nặng bé sơ sinh sẽ tăng 2,5 cm mỗi tháng và tăng từ 150 gam – 200 gam mỗi tuần theo nếu được chăm sóc tốt và cẩn thận.
Thời điểm 1 tháng tuổi, bé vẫn chỉ có thể bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Số lần bé bú không thể ước tính chính xác bởi không thể xác định lượng sữa mẹ bé hấp thu mỗi lần. Tuy nhiên, thông thường các bé thường sẽ bú từ 8 -12 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 2 hoặc 3 tiếng. Khi được cho bú đủ theo nhu cầu của bé mỗi khi đói, bé sẽ phát triển đều đặn, khỏe mạnh.
Trẻ từ 2 tháng tuổi
Cân nặng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng tăng đều và ổn định khi bé được chăm sóc và cho bú đầy đủ khi bé đói. Tuy nhiên, nếu bạn lo ngại cân nặng bé sơ sinh bị chững lại và không tăng thêm, hãy kiểm tra lượng sữa mẹ bé bú hằng ngày bằng cách bơm sữa mẹ vào bình và cho bé bú.
Việc này giúp bạn biết được liệu bé có gặp vấn đề gì khi bú sữa mẹ hoặc bạn không có đủ sữa cho con hay không. Nếu lượng sữa bé tiêu thu ổn định nhưng cân nặng của bé vẫn không tăng, hãy gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cách giúp đỡ và chắc rằng bé vẫn đang bú sữa mẹ đầy đủ..
Trẻ từ 3 tháng tuổi
Ở thời điểm 3 tháng tuổi, cân nặng bé sơ sinh sẽ tăng cân ít hơn so với tháng trước, chỉ tăng khoảng 100 gam mỗi tuần. Điều này có nghĩa là trong tháng thứ 3, bé chỉ tăng khoảng 0.5 kg, tương tự như vậy đối với các tháng tiếp theo, cho đến tháng thứ 7.
Đây được xem như tháng cuối cùng bé chỉ bú sữa mẹ và sữa công thức như nguồn thức ăn chính. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, các mẹ có thể cho mẹ tập ăn dặm.
Trẻ từ 4 tháng tuổi
Từ tháng này, nếu nhận thấy bé có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm, như bé đã biết ngồi nhờ sự giúp đỡ của người lớn, bé có thể tự ôm đầu mình và thể hiện sự thích thú đối với những món ăn, bạn có thể cho bé thử ăn dặm một số loại thức ăn đơn giản, loãng và mịn để làm quen. Tuy nhiên, nếu bé chưa sẵn sàng và không thích, mẹ bỉm cũng không nên.
Thức ăn chính của bé là sữa mẹ, sữa công thức, trái cây và rau củ. Thường thì những bé thích ăn trái cây thường không hợp khẩu vị với rau củ. Tuy nhiên, bạn cứ thử cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau dành cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả những thực phẩm từ gạo. Hãy chuẩn bị cho quá trình bé mọc răng với những loại thực phẩm mới và đặc hơn. Trẻ sơ sinh thường mọc răng vào tháng thứ 6, hai răng cửa ở dưới, rồi đến hai răng cửa ở trên xuất hiện trước. Đó là lý do bạn thường thấy trẻ mới mọc răng có nụ cười rất đáng yêu.
Nếu bạn bắt đầu cho bé ăn dặm và cần thêm nhiều thông tin chi tiết, xem thêm bài viết Cho bé ăn dặm và những điều bạn nên biết hoặc tham khảo chuyên mục Bé ăn dặm để có thêm nhiều ý tưởng chuẩn bị với nhiều loại thực phẩm đa dạng cho bé. Thời điểm này, cân nặng bé sơ sinh tăng tương đối ổn định ở mức khoảng 0,5kg trong vòng 1 tháng.
Trẻ 5 tháng tuổi
Vào tháng thứ 5 hoặc 6, cân nặng bé sơ sinh nên tăng gấp đôi so với cân nặng lúc mới sinh. Bạn nên đưa bé đi khám sức khỏe và kiểm tra cân nặng để biết bé có bị chậm phát triển hay không và được tư vấn cách giúp bé tăng cân.
Trong thời gian này, sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, cộng thêm trái cây và rau củ (chỉ cho bé ăn dặm trái cây và rau củ, dù bé có tỏ ra yêu thích bột ngũ cốc trẻ em).
Trẻ 6 tháng tuổi
Bắt đầu từ tháng 6, chiều cao của bé sẽ tăng thêm khoảng 1,5 cm mỗi tháng và cân nặng bé sơ sinh sẽ tăng từ 100 – 150 gam mỗi tuần.
Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ bỉm sữa có thể giảm lượng sữa mẹ và sữa công thức cho bé. Thay vào đó là cho bé ăn dặm 2 bữa mỗi ngày với các loại thực phẩm đa dạng. Các mẹ nên chú ý nếu con bị tiêu chảy hoặc nổi ban đỏ, đó là dấu hiệu nhạy cảm với thức ăn của bé. Trẻ sơ sinh cần được làm quen với một loại thực phẩm ít nhất 3 lần trước khi trẻ thực sự ăn thực phẩm đó.
Trẻ 7 – 8 tháng tuổi
Ở tháng thứ 7, cân nặng bé sơ sinh sẽ tăng đều đặn 900 gam mỗi tháng. Nếu bé không tăng được từ 900 gam đến 1.5 kg trong tháng này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của bé.
Nguồn dinh dưỡng dành cho bé sẽ không thay đổi nhiều so với tháng thứ 6, tuy nhiên, bạn hãy cho bé thử ăn nhiều loại thịt đa dạng hơn. Trẻ ở độ tuổi này có thể tiêu hóa tốt các món ăn đặc và sệt hơn so với các tháng trước.
Trẻ từ 9 tháng tuổi
Ở tháng thứ 9, để duy trì sự phát triển cân nặng trẻ sơ sinh, Khi cho bé ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm một số món ăn vặt vào mỗi 2 – 4 tiếng trong ngày như trứng trộn, rau củ luộc và cắt nhỏ hoặc vài mẫu bánh mì nhỏ. Những bé được ăn dặm nhiều thường hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và tăng cân đều đặn hơn so với các bé khác.
Ngoài thức ăn dặm (bao gồm rau quả, trái cây và thịt), sữa mẹ và sữa công thức, bạn có thể cho bé ăn thêm bột ngũ cốc trẻ em và ăn các bữa nhỏ với trái cây mềm và rau củ chín nghiền nhỏ để bổ sung thêm các chất cần thiết cho sở thể và sự phát triển của bé.
Trẻ từ 10 tháng tuổi
Đến giai đoạn này, cân nặng bé sơ sinh có dấu hiệu chững lại vì bé đã có thể vận động như lật người, tập bò, tập đứng…Các hoạt động này thường đốt nhiều năng lượng, vì vậy bạn không thể mong đợi bé tăng cân nhiều trong tháng này.
Một số thức ăn vặt cho bé tự ăn bằng tay có thể khiến bé thích thú, bạn có thể thử với một số loại rau xanh luộc chín mềm và các trái cây cứng hơn như táo, cắt nhỏ hạt lựu. Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với bé trong giai đoạn này.
Trẻ từ 11 – 12 tháng tuổi
Trong hai tháng này, cả ba mẹ và bé đều cảm thấy đạt được một số “thành tựu” đáng chú ý, như bé có thể tự đứng vững mà không cần hỗ trợ, bé bước đi những bước đầu tiên. Bé sẽ không đòi bú sữa đêm nhiều lần như trước đây, nhưng chưa hoàn toàn chấm dứt thói quen này. Cân nặng bé sơ sinh lúc này sẽ tăng gấp 3 lần so với cân nặng lúc mới sinh.
Thức ăn cho bé trong giai đoạn này không thay đổi nhiều so với hồi 10 tháng tuổi.
Để biết được con mình có đang phát triển tốt vào giai đoạn 1 tuổi hay không, bạn đọc thêm bài viết Trẻ 1 tuổi biết làm gì?
Trên đây là một số những thông tin về cân bặng bé sơ sinh và quá trình thay đổi cân nặng trong suốt 12 tháng đầu đời của bé mà Beyeume tham khảo và tổng hợp được. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc, các bố mẹ bỉm sữa đang chăm sóc con nhỏ.