Cổ tử cung mở 1 ngón tay kèm theo các cơn đau là dấu hiệu của quá trình chuyển dạ để sinh nở. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở dần cho đến khi đạt được mức đối đa. Khi tử cung đã mở đạt đến mức độ tối đa, quá trình sinh nở sẽ diễn ra, trẻ sơ sinh sẽ chào đời sau đó.
Ở giai đoạn cuối thai kì này, hầu hết các mẹ bầu đều biết được vai trò của cổ tử cung và biết rằng, để em bé ra đời theo cách sinh thường, cổ tử cung cần giãn nở ở mức nhiều nhất có thể. Vậy cổ tử cung mở bao nhiêu thì sinh em bé một cách dễ dàng?
Mẹ bầu ở những tháng cuối thường dành thời gian suy nghĩ về cổ tử cung và chức năng của nó trong suốt quá trình sinh sản. Từ thụ thai, mang thai và sinh con. Nếu người phụ nữ không có cổ tử cung, tất cả các hoạt động sinh sản như thụ thai, mang thai và sinh thường đều không thể diễn ra.
Cổ tử cung nằm ở phần thấp nhất của tử cung, là nơi thai nhi sẽ đi ra khỏi tử cung mẹ và đi ra ngoài. Gọi đây là “cổ tử cung” bởi vì ở phần này, cổ tử cung co thắt nhỏ lại và thon như hình dạng của chiếc cổ.
Ở vị trí này, cổ tử cung làm nhiệm vụ là con đường để máu và các niêm mạc trong tử cung đi ra ngoài trong giai đoạn kinh nguyệt của phụ nữ, giúp cho tinh trùng đi vào tử cung để thụ thai.
Ngoài ra, cổ tử cung còn là bộ phận tiết ra chất nhờn để kích thích khả năng thụ thai và tạo ra một lớp nhờn dày như một bức màn chắn cho tử cung trong suốt thời gian mang thai để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, gây nhiễm bệnh cho thai nhi.
Và điều cuối cùng nhưng quan trọng không kém đó là khả năng giản nở. Cổ tử cung mở 1 ngón tay cho đến khi đạt độ mở rộng đến 10 cm trong suốt giai đoạn chuyển dạ thì em bé có thể được đẩy ra ngoài thuận lợi.
Cổ tử cung mở 1 ngón tay thì bao giờ sinh em bé?
Bạn cần biết đến hai khái niệm dành cho cổ tử cung trong suốt giai đoạn chuyển dạ, đó là xòa dần và giãn mở. Cổ tử cung trước tiên sẽ chín, rút ngắn lại để em bé có thể di chuyển đến gần âm đạo hơn, quá trình này được gọi là xóa cổ tử cung. Sau khi được làm ngắn và mỏng, cổ tử cung mở 1 ngón tay rồi từ từ giãn rộng ra để vừa với kích thước của đầy và thân của em bé, giúp việc sinh thường được dễ dàng hơn.
Ban đầu, khi bắt đầu quá trình chuyển dạ, cổ tử cung mở 1 ngón tay, sau đó tăng dần độ rộng lên thêm 1 cm sau mỗi tiếng. Khi cổ tử cung mở rộng ra từ 1 – 4 cm, bạn sẽ cảm nhận những cơn co thắt chuyển dạ ở tần suất thấp, cách nhau từ 15 – 20 phút. Đây được gọi là giai đoạn chuyển dạ sớm, hay còn gọi là chuyển dạ tiền kỳ.
Cổ tử cung mở từ 4 – 7 cm là lúc bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực, hay còn gọi là chuyển dạ hoạt kỳ, với các cơ gò tử cung diễn ra gần sát nhau hơn và mỗi cơ gò tử cung thường kéo dài hơn.
Tiếp theo đó, cổ tử cung sẽ mở rộng từ 7 – 9 cm, đây còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp. Ở giai đoạn chuyển tiếp, em bé sẽ di chuyển xuống rất thấp, các cơ co thắt càng gây đau dữ dội và bạn biết rằng bạn sắp đến quá trình rặn sinh. Cho đến khi cổ tử cung mở rộng 10 cm, đó là lúc bạn đã sẵn sàng để sinh bé. Các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bạn cách rặn sinh để đẩy em bé ra ngoài.
Kiểm tra độ xóa mờ và độ giãn nở của cổ tử cung
Khi bạn cảm nhận được những dấu hiệu chuyển dạ sớm và đến ngay trung tâm y tế, các bác sĩ hoặc người hộ sinh sẽ kiểm tra độ mở của tử cung để xác định bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ.
Cách kiểm tra của họ là đặt hai ngón tay (ngón giữa và ngón trỏ) vào trong âm đạo của bạn, có sử dụng găng tay y tế hoặc thuốc khử trùng. Bằng cách đẩy ngón tay đi sâu bên trong, các bác sĩ sẽ biết được tình trạng của cổ tử cung, cũng như biết được kiểu ngôi thai như thế nào.
Cách kiểm tra âm đạo vẫn còn gây nhiều tranh cãi vì cách này dễ gây nguy cơ viêm nhiễm và khiến bà bầu cực kỳ khó chịu, nhưng đây là cách kiểm tra chính xác diễn tiến của quá trình chuyển dạ.
Bên cạnh đó, để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi nhất, trước khi sinh người nhà cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho các mẹ bầu và chăm sóc trẻ nhỏ. Việc chuẩn bị đầy đủ mọi thứ sẽ giúp cho quá trình chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
10 điều thú vị về mở cổ tử cung khi chuyển dạ
- Quá trình giãn nở cổ tử cung ở phụ nữ mang thai con rạ thường diễn ra nhanh hơn phụ nữ mang con so.
- Gần đến ngày dự sinh, cổ tử cung bắt đầu được xóa mờ và làm mỏng trước khi được mở rộng. Việc này có thể diễn ra một vài tuần trước ngày dự sinh.
- Sau khi được xóa mờ và làm mỏng dần, cổ tử cung được giữ nguyên tình trạng đó trong vài tuần, dù các dấu hiệu chuyển dạ có thể chưa bắt đầu.
- Một số mẹ bầu sẽ tiết ra rất nhiều chất nhờn âm đạo, đó là chất nhờn đóng ở cổ tử cung trong suốt thời kỳ mang thai.
- Cổ tử cung thường có độ dài 10 cm, quá trình xóa 5 cm đầu tiên thường kéo dài hơn 5 cm sau đó.
- Tùy cơ địa mỗi người mà quá trình giãn nở cổ tử cung sẽ diễn ra nhanh chậm khác nhau. Từ lúc cổ tử cung mở 1 ngón tay cho đến khi đạt 10cm là độ mở cần thiết để em bé chào đời.
- Ở một số bà bầu chuyển dạ muộn, cách phương pháp kích thích mở cổ tử cung là điều cần thiết, các cách này còn được gọi là phương pháp giục sinh.
- Âm đạo của người phụ nữ sinh thường sẽ khác hơn những người chưa sinh, hoặc không sinh thường. Nguyên nhân là vì cổ tử cung của họ giãn nở quá nhiều và không trở lại trạng thái trước khi sinh.
- Cố gắng rặn sinh trước khi cổ tử cung mở hoàn toàn có thể khiến cho cổ tử cung bị sưng tấy hoặc thậm chí là bị rách.