Khác với giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm vào thời điểm 6 tháng tuổi. Trẻ 7 tháng tuổi đã làm quen và trở nên thành thục hơn với việc ăn dặm. Chính vì vậy, thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cũng cần được đa dạng với nhiều món khác nhau để tránh tình trạng bé bị ngán, đồng thời cũng góp phần đa dạng các loại dinh dưỡng, dưỡng chất khác nhau cho khẩu phần ăn của bé.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi gồm những gì?
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cần được đa dạng với các loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho bé trong quá trình phát triển.
Chính vì vậy mà bố mẹ cần bổ sung đầy đủ một số các loại dưỡng chất sau đây.
- Chất đạm: Chất đạm là thành phần quan trọng và cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Bố mẹ có thể bổ chất đạm vào khẩu phần ăn của bé thông qua các loại thực phẩm như: Thịt, trứng, đậu phụ, các loại cá…
- Các loại trái cây: Trái cây là nguồn bổ sung vitamin thiết yếu, quan trọng cho sức khỏe của bé. Trong thời gian ăn dặm, thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi cũng cần được cung cấp đầy đủ các loại trái cây để bổ sung vitamin cho bé. Đối với trái cây, mẹ có thể dùng máy xay, xay nhuyễn và cho bé ăn như các loại bột ăn dặm bình thường.
- Bổ sung rau xanh: Rau xanh cho bé ăn dặm là thành phần quan trọng không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi. Rau xanh cung cấp một lượng lớn chất xơ hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa của bé. Các loại rau xanh mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi khá đa dạng như: Cải bó xôi, cải bắp, bông cải xanh, bông cải trắng, cà rốt….
Nguyên tắc cho bé ăn dặm khi bé 7 tháng tuổi
Ở thời điểm bé 7 tháng tuổi, nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho bé vẫn là nguồn sữa mẹ. Các loại thức ăn dặm bên ngoài chỉ góp phần cung cấp thêm các loại dưỡng chất cũng như hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vậy nên, khi trẻ đói mẹ vẫn nên cho bé ăn sữa me, các loại thức ăn dặm mẹ nên cho bé dùng 2 bữa một ngày là phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của bé.
Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thức ăn dặm dạng lỏng với mức độ tăng dẫn từ ít đến nhiều. Ban đầu, nên dùng các loại bột ăn dặm có vị ngọt để bé làm quen, sau đó đến các loại bột mặn rồi đến các loại thức ăn tự chế biến từ các loại rau củ quả để hệ tiêu hóa của bé dễ dàng thích nghi.
Một số món tham khảo cho thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi
Có khá nhiều những món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi được chia sẻ và nhận được sự quan tâm của nhiều mẹ bỉm sữa. Dưới đây sẽ là một số những món ăn dặm mà mẹ có thể lưu lại để chế biến cho bé.
Cháo trứng
Cách chế biến món cháo trứng làm đồ ăn dặm cho bé khá đơn giản.
- Bước 1: Cho khoảng 20g bột gạo, hòa tan với nước rồi cho lên bếp đun sôi, khuấy đều cho cháo chín.
- Bước 2: Sau khi cháo chín, mẹ cho 1 quả trứng gà vào cháo và khuấy đều tay để trứng tan đều ra, không bị vón cục.
- Bước 3: Đun sôi thêm khoảng 2 phút cho trứng chín hẳn, cho vào một ít dầu oliu sau đó nhấc khỏi bếp, để nguội.
Chỉ với một vài bước đơn giản như vậy, mẹ đã có được một món ăn dinh dưỡng để làm thức ăn dặm cho bé.
Cháo gà cà rốt
Cháo gà cà rốt là món ăn cung cấp cho bé các loại vitamin từ cà rốt và dinh dưỡng cần thiết từ thịt gà. Các mẹ có thể tham khảo và thực hiện theo các bước dưới đây.
- Bước 1: Chuẩn bị 20g thịt gà sau đó rửa sạch sau đó xay nhuyễn
- Bước 2: Chuẩn bị nửa của cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch sau đó băm nhỏ
- Bước 3: Xào chín thịt gà và cà rốt với một ít dầu
- Bước 4: Hoa tan khoảng 20g bột gạo với nước, cho lên bếp khuấy đều đến khi chín rồi cho gà, cà rốt đã xào trước vào đun nhỏ lửa đến khi chín nhừ.
Như vậy là mẹ đã hoàn tất món cháo gà cà rốt để cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm rồi.
Trên đây là một số những thông tin về trẻ 7 tháng tuổi cũng như thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi. Những loại thực phẩm cần bổ sung và một vài món ăn dặm phổ biến cho bé. Hy vọng những thông tin mà Beyeume chia sẻ trên sẽ hữu ích và giúp cho các mẹ bỉm sữa dễ dàng trong việc chăm sóc bé.