Giai đoạn mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn có những thay đổi khá rõ rệt do thai nhi dần hình thành và cơ đã quen dần với việc ốm nghén. Lúc này, mẹ bầu cần thay đổi một chút về chế độ dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh, kèm đó là các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4 của Bé yêu mẹ để có một chế độ thai kỳ hoàn hảo.
Mang thai tháng thứ 4 và sự phát triển của thai nhi
Trong tháng thứ 4 của thai kỳ, lúc này bụng của mẹ bầu đã nhô lên khá rõ rệt, đồng thời, các triệu chứng ốm nghén khi mang thai ở giai đoạn này cũng bớt đi khá nhiều so với khoảng thời gian trước đó.
Khi thai nhi được 4 tháng tuổi, hệ xương và các cơ của bé cũng bắt đầu được hình thành và phát triển. Chính vì vậy mà từ thời điểm này trở đi, các mẹ bầu sẽ cảm nhận được bé hoạt động nhiều hơn, thỉnh thoảng quấy đạp trong bụng mẹ.
Mang thai ở tháng thứ 4 tương đương với tuần thứ 14, 15, 15 và 17. Mỗi tuần bé đều sẽ có sự thay đổi rõ rệt bởi đây là giai đoạn bé phát triển rất nhanh chóng. Dưới đây là quá trình phát triển và thay đổi của thai nhi khi mang thai ở tháng thứ 4.
Tuần 14
Theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn thì giai đoạn mang thai tháng thứ 4 này, bé dài khoảng 9cm tính từ đầu đến mông, cân nặng khoảng chừng 45gr và chỉ mới lớn bằng cỡ trái táo thôi. Tuy còn khá nhỏ, thế nhưng lúc này bé đã có thể cử động tất cả các khớp và chân tay và di chuyển khá linh hoạt! Và mặc dù mí mắt luôn khép chặt, nhưng lúc này bé đã cảm nhận được ánh sáng.
Tuần 15
Tuần thứ 16 khi mang thai tháng thứ 4, chiều dài của bé sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng, trọng lượng có thể tăng gấp đôi. Thời điểm này, chiều dài của bé có thể dài khoảng 10cm và nặng khoảng 70gr.
Lúc này, đôi mắt của bé cũng đã bắt đầu dịch chuyển về phía trước, phần đầu cũng lộ rõ hơn, hai vành tai cũng dần chuyển tới vị trí cuối. Ở tuần thứ 15, các mô da trên đầu bé cũng bắt đầu hình thành để chuẩn bị cho quá trình mọc tóc.
Tuần 16
Tuần thứ 3 của giai đoạn mang thai tháng thứ 4, phần khung xương của bé đã bắt đầu chuyển sang dạng xương thay vì dạng sụn mềm, dây rốn dày dặn hơn để đảm bảo cho việc hấp thu dưỡng chất để phát triển của trẻ. Giai đoạn này, bé sẽ nặng khoảng 100gr và có chiều dài khoảng 12cm. Các tuyến mồ hôi trên cơ thể của bé cũng bắt đầu phát triển.
Tuần 17
Đây là tuần cuối cùng của giai đoạn mang thai tháng thứ 4. Vào thời điểm này, chiều dài cơ thể bé đã đạt khoảng 13cm và trọng lượng cơ thể khoảng 140gr. Suốt thời gian này, các cơ quan của bé vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng và dần hoàn thiện.
Ở tuần thứ 17 của giai đoạn mang thai tháng thứ 4, nhịp tim của các bé lúc này sẽ tăng gấp đôi so với những người trưởng thành. Đồng thời, tim của thai nhi cũng sẽ được phân chia thành 4 ngăn trong gian đoạn này.
Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai tháng thứ 4?
Khi mang thai tháng thứ 4, sẽ có kha khá thứ mẹ bầu cần làm để có thể chăm sóc sức khỏe của bản thân, đồng thời cũng giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể tham khảo một số những điều cần làm dưới đây để chăm sóc cho tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.
Tập thể dục
Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, các bài vận động vừa sức trong giai đoạn mang thai tháng thứ 4 sẽ vừa mang đến tác dụng cải thiện tình trạng sức khỏe cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, việc thường xuyên vận động cũng sẽ giúp cho mẹ bầu dễ sinh hơn.
Trong quá trình tập luyện, mẹ bầu nên chọn các loại trang phục thoải mái, độ co giãn tốt, thuận tiện trong quá trình vận động, tập luyện.
Chế độ dinh dưỡng
Bước sang thời kỳ mang thai tháng thứ 4, mẹ bầu cần chú trọng nhiều đến khẩu phần ăn và các thành phần dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Bởi gian đoạn này, tình trạng dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi.
Mẹ bâu cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể, uống đủ nước, bổ sung thêm sắt, kẽm và các loại vitamin để bé phát triển một cách khỏe mạnh.
Nói chuyện với bé
Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, lúc này bé đã bắt đầu biết biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt. Chính vì vậy các mẹ nên thường xuyên trò chuyện với bé. Cho bé nghe các thể loại nhạc để tăng thêm sự kết nối, đồng thời cũng giúp ích cho sự phát triển trí não bé.
Bạn có thể kể với bé những chuyện trong ngày của mình, chia sẻ ước mơ của bạn hoặc đọc sách, kể chuyện cho bé nghe. Nói chuyện với bé chính là cách giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt nhất trước khi bé chào đời. Xem thêm: Mang thai tháng thứ 9 nên làm gì
Với những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 4 mà Beyeume chia sẻ trên đây, chắc hẳn các mẹ bầu đã biết thêm vài điều cần thiết cho cẩm nang làm mẹ của mình rồi phải không nào? Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh trong thời gian mang thai này nhé!