Đối với mỗi một người phụ nữ, chắc hẳn sẽ không có một hành trình nào dài như “hành trình mang thai” và không có niềm hạnh phúc nào lớn lao bằng khi tiếng con khóc chào đời. Cả quá trình này, người phụ nữ thường sẽ vừa hồi hộp mong chờ đến ngày sinh, đồng thời cũng vừa lo sợ những cơn “đau thấu trời xanh” của quá trình chuyển dạ. Và sẽ càng lo sợ hơn nhiều lần so với các cơn đau khi chuyển dạ chính là thai 39 tuần những vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ, chuẩn bị sinh.
Khi thai 39 tuần tuổi, cân nặng của thai nhi thường sẽ đạt cân nặng từ 2,8 – 3 kg, và có độ dài cơ thể từ 40 – 50 cm. Bát đầu từ giai đoạn này trở đi, bé sẽ không có thêm sự thay đổi quá nhiều về chiều dai cũng như cân nặng cơ thể. Tuy nhiên, đây là giai đoạn có sự phát triển nhanh chóng và rất rõ rệt về trí não của bé.
Trong thời gian này, cơ thể của bé đã bắt đầu sản sinh ra chất bôi trơn cho phổi – đây là một loại hỗn hợp giữa chất béo và protein có tác dụng dùng để ngăn hai lá phổi dính vào nhau khi bé bắt đầu hít thở. Có thể nói, giai đoạn này, bé đã phát triển hoàn chỉnh, sẵn sàng để chào đời.
Mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có đáng lo?
Một trong những nguyên nhân đơn giản có thể giải thích lý do vì sao mẹ mang thai 39 tuần nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, đó là tính sai ngày dự sinh. Một số trường hợp sẽ xảy ra tình trạng nhầm lẫn, nhớ nhầm ngày trứng được thụ tinh, vì vậy sẽ dẫn đến trường hợp nhiều người lầm tưởng rằng thai nhi 39 tuần tuổi những vẫn chưa chuyển dạ.
Ngày dự sinh dù thế nào cũng chỉ là sự tính toán, phân tính và dự đoán nhờ và tình trạng của thai nhi. Chính vì là dự đoán nên nó hoàn toàn có thẻ xảy ra sai số ở một vài trường hợp. Nếu bạn luôn kiểm tra định kỳ trong quá trình mang thai và sức khỏe thai nhi luôn ổn định. Đừng quá lo lắng nếu đã đến ngày dự sinh, mang bầu 39 tuần nhưng vẫn chưa chuyển dạ. Có thể, quá trình chuyển dạ của bạn sẽ diễn ra một vài ngày sau đó, khi thai nhi đã phát triển hoàn toàn và sẵn sàng để chào đời.
Ngoài nguyên nhân chuẩn đoán ngày dự sinh bị nhầm lẫn. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến khiến cho sản phụ mang thai 39 tuần nhưng vẫn chưa có dầu hiệu chuyển dạ là vì bé vẫn chưa di chuyển vị trí từ xương chậu đến cổ tử cung.
Đối với những sản phụ có khung xương chậu lớn, thời gian để em bé di chuyển từ vùng xương chậu về cổ tử cung có thể sẽ kéo dài hơn so với bình thường. Ngoài ra, những sản phụ từng là vận động viên hay những người thường xuyên vận động cũng thường xảy ra tình trạng chuyển dạ chậm.
Vậy nên, khi mang bầu 39 tuần nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.
Các mẹ nên làm gì trong tuần thai thứ 39
Vào tháng cuối cùng mang thai khi thai 39 tuần tuổi, sự hồi hộp và mong chờ của các mẹ dường như càng được đẩy lên cao. Không chỉ các mẹ bầu nôn nao, mà chính những người thân và bạn bè cũng háo hức không kém.
Nếu như ở thời điểm này, bạn chưa có các dấu hiệu chuyển dạ và nhận được lời thăm hỏi từ nhiều người thân và bạn bè thì đừng nên bực dọc hoặc lo lắng. Bởi vì, bạn biết rồi đấy, không vấn đề xấu nào xảy ra đâu, chẳng qua là em bé chưa thực sự sẵn sàng, và những người thân thì cũng đang háo hức như bạn thôi.
Để tinh thần ổn định và thoải mái, các mẹ bầu nên thực hiện nhiều hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách và trò chuyện cùng bé. Các bài tập vận động nhẹ nhàng, chú trọng đi bộ cũng là một sự lựa chọn cho các mẹ để giúp cho cổ tử cung mở rộng, quá trình sinh diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Lên kế hoạch cho ngày bạn chuyển dạ cũng là một ý kiến không tồi. Bạn có thể lên một danh sách những việc cần làm trong thời gian đầu chuyển dạ, chuẩn bị chiếc đầm bầu mà bạn sẽ mặc để khi đến bệnh viện…
Chú ý những thay đổi trên cơ thể như đi tiểu nhiều, chất dịch âm đạo ra nhiều, bụng xệ xuống thấp, đau tức lưng… Đó là dấu hiệu của việc bé đã di chuyển đến khung chậu và đang chuẩn bị để ra ngoài. Đặc biệt, bạn nên cẩn thận với nước chảy ra từ âm đạo một cách không kiểm soát, có thể nhiều hoặc ít, đó có thể là nước ối bị vỡ và bạn cần đến bệnh viện ngay để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Nếu sau 1 – 2 tuần sau ngày dự sinh mà bạn vẫn chưa có dấu hiệu gì, tình hình này không thể kéo dài thêm và đợi chờ không còn là lời khuyên của các bác sĩ. Họ sẽ có thể đề nghị bạn sử dụng phương pháp “giục sinh”.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến trường hợp thai 39 tuần nhưng vẫn chưa các dầu hiệu chuyển dạ mà Beyeume đã tham khảo và tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với những mẹ bầu đang trong giai đoạn cuối thai kỳ, tráng tình trạng hoang mang khi mang bầu 39 tháng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
Nếu thấy cử động của em bé trong bụng giảm dần, bạn cần đến bệnh viện khám ngay để có cách xử lý kịp thời. Dù đã qua ngày dự sinh, em bé của bạn vẫn nên hoạt động bình thường trong bụng mẹ, việc giảm các cử động của bé có thể là dấu hiệu không tốt.