Cai sữa mẹ luôn là việc làm cần thiết khi bé đạt đến một độ tuổi nhất định. Theo khuyến nghị, trẻ sơ sinh cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, các mẹ bỉm có thể kết hợp cho bé ăn dặm thêm các loại thức ăn khác để bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể và dần dần cai sữa cho bé. Việc cắt giảm cho bé bú từ từ là mẹo cai sữa không đau cho mẹ bỉm rất hiệu quả
Các bà mẹ đều biết rằng mình cần cho con cai sữa, vào một thời điểm nhất định nào đó trong giai đoạn phát triển ban đầu của bé. Bạn sẽ vui mừng vì đó là lúc bé đã lớn hơn, đã có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để thưởng thức nhiều món ăn, thức uống ngon và bổ dưỡng, dù bạn sẽ hơi tiếc những khoảnh khắc gắn kết giữa hai mẹ con khi bạn cho con bú.
Không tính đến trường hợp bắt buộc bạn phải bỏ bú cho con như công việc, uống thuốc trị bệnh…, thì bạn sẽ cảm thấy khó khăn để quyết định thời điểm cho bé bỏ bú. Thường thì bạn có thể cho bé lựa chọn (nếu bé đã đủ lớn) hoặc xem xét các biểu hiện của bé. Và dù lý do bỏ bú là gì, thời gian bạn đã cho con bú là bao lâu, bạn cũng nên tự hào vì mình vừa hoàn thành một điều tuyệt vời đối với cuộc đời con.
Đã đến lúc bạn trải qua thử thách khác – tập cho bé thói quen ăn uống mới và ngưng sự tiết sữa của mình. Có thể nói việc bỏ bú cho con không chỉ khó khăn vì bạn phải cố gắng vỗ về và làm hài lòng em bé nhà mình, mà còn vì bạn phải chịu những cơn đau tức ngực vì ứ đọng sữa.
Sự thật là nếu bạn cho con bỏ bú dần dần, bạn sẽ không phải trải qua đau nhức quá nghiêm trọng vì ngực bạn đã giảm tiết sữa dần dần và quen với lượng sữa cắt giảm của bé. Tuy nhiên, nếu bạn đột ngột bỏ bú cho con vì lý do nào đó, và ngực bạn trở nên đau nhức. Vậy làm thế nào để cai sữa không đau cho mẹ bỉm? Hãy cùng Beyeume tham khảo một số mẹo cai sữa hiệu quả không đau và khá dễ dàng thực hiện dưới đây:
Hút sữa ra khỏi ngực – Mẹo cai sữa không đau tốt nhất
Cai sữa bằng cách hút sữa ra khỏi ngực là mẹo cai sữa không đau đơn giản nhất mà các mẹ bỉm có thể áp dụng để cai sữa cho bé. Thay vì cho bé bú trục tiếp, mẹ bỉm có thể dùng máy hút sau đó cho bé bú bằng bình. Điều này sẽ giúp cho bé dần bỏ đi thói quen bú trực tiếp từ ngực mẹ.
Mẹo cai sữa không đau này rất đơn giản và dễ làm. Tuy nhiên, trong quá trình hút sữa, mẹ bỉm không nên hút cạn kiệt sữa từ ngực ra, vì tình trạng hết sữa do bạn hút ra ngoài sẽ giống như tình trạng bé bú hết sữa của bạn, và ngực bạn vẫn sẽ tiếp tục tiết sữa như bình thường.
Cắt giảm sữa một phần và đều đặn sẽ giúp cho cơ thể hiểu và tiết ra một lượng vừa đủ để làm đầy bầu ngực, Khi thực hiện nhiều lần và liên tục, cơ thể sẽ tự động ngưng tiết sữa. Như vậy là mẹ đã hoàn thành việc cai sữa không đau thành công.
Sử dụng các loại rau thơm giúp ngừng tiết sữa
Một số loại rau thơm có thể giúp bạn hạn chế sự tiết sữa, và mùi vị cũng không quá khó để sử dụng. Mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể sử dụng chúng để giúp cho quá trình cai sữa không đau diễn ra thuận lợi. Một số loại rau thơm mà mẹ bỉm có thể sử dụng để cơ thể ngưng tiết sữa, làm giảm đau tức khi cai sữa như:
Bạc hà: Bạn có thể dùng các sản phẩm từ bạc hà để làm giảm tiết sữa như bôi tinh dầu bạc hà lên ngực, uống trà bạc hà hoặc ăn kẹo bạc hà có vị mạnh. Bạn cần phải sử dụng liên tục các sản phẩm từ bạc hà.
Cần tây: Mặc dù bạn thường tránh các món ăn có chứa cần tây vì bạn không quen với mùi vị của nó. Tuy nhiên, cần tây, cũng giống như bạc hà, có công dụng giảm tiết sữa và giảm đau cho bà mẹ cho con cai sữa.
Ngoài hai loại rau trên, bạn cũng có thể bổ sung một số loại rau thơm của phương Tây như lá xô, basil, oregano vào món ăn hằng ngày như mì ống, salad để hạn chế tiết sữa.
Cai sữa không đau bằng lá cải hoặc chườm đá
Một mẹo nữa để cai sữa không đau các mẹ bỉm có thể áp dụng là dùng lá cải hoặc chườm đá. Việc sử dụng lá cải và chườm đá sẽ giúp cho quá trình cai sữa không đau của mẹ bỉm diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều.
- Mua một bó cải xanh tươi, và để trong tủ lạnh để giữ lạnh.
- Cắt ra 2 lá cải, dùng thanh lăn bột hoặc cái chày để làm nát lá cải, làm nát enzim trong lá cải. Lưu ý là bạn nên làm nhẹ tay sao cho cải vẫn giữ được nguyên lá, không nên cán nát cải.
- Đặt mỗi lá cải vào mỗi bên ngực và cố định bằng một chiếc áo ngực thể thao. Cải khi được đắp lên ngực như vậy sẽ tiết enzim làm hạn chế việc tiết sữa.
- Thay lá cải tươi mới trong tủ lạnh khi bạn thấy lá cải đang sử dụng đã bị héo úa.
Ngoài phương pháp đắp lá cải trị đau nhức, bạn có thể thay thế bằng cách chườm đá trực tiếp vào ngực.
Trên đây là một số mẹo cai sữa không đau cho các mẹ bỉm mà Beyeume tham khảo, tổng hợp và chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp mẹ bỉm cai sữa cho bé một cách dễ dàng.