Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Trong giai đoạn này, tính cách của bé sẽ có những thay đổi rõ rệt theo hướng bướng bỉnh hơn, khó hiểu hơn khiến cho không ít ông bố, bà mẹ phải lao đao khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng lên 2 này.
Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn mà các hành vi của bé có sự thay đổi lớn. Đặc biệt là về mặt thể hiện cảm xúc, các bé thường có xu hướng thể hiện bản thân nhiều hơn, độc lập hơn và bé sẽ bắt đầu học cách truyền tải những nhu cầu của bé đến với bố mẹ.
Đây là tình trạng phát triển bình thường của trẻ. Vậy nên ngoài việc nen quan sát, chú ý nhiều hơn đến trẻ, các ông bố bà mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về sức khỏe của bé trong giai đoạn này.
Khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu khi nào?
Nhiều ông bố bà mẹ sẽ có thắc mắc về quá trình khủng hoảng tuổi lên 2 của bé sẽ bắt đầu khi nào? Quá trình này sẽ bắt đầu từ sau sinh nhật đầu tiên, một số trường hợp đặc biệt, khủng hoảng tuổi lên 3 có thể diễn ra khi bé bắt đầu bước vào tuổi thứ 3.
Những biểu hiện khi bé bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2
Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, bé sẽ có những biểu hiện cụ thể mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết như:
Bé thường xuyên tỏ ra khó chịu, bực tức
Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, biểu hiện rõ ràng nhất mà các mẹ có thể nhận biết khi bé bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 chính là việc bé sẽ thường xuyên tỏ ra khó chịu, bực tức với mọi thứ xung quanh một cách vô cớ.
Ở giai đoạn này, số lần bé không nghe lời bố mẹ cũng xuất hiện nhiều hơn.
Bé hay đánh người khác
Khi bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Một biểu hiện cụ thể khác của bé chính là bé thường xuyên đánh, cán người khác khi chạm vào. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do bé chưa biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Vậy nên đôi khi các hành động đánh, cắn người khác sẽ xảy ra trong giai đoạn này.
Ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, bé bắt đầu từ chối nhiều hơn
Những ông bố bà mẹ đang có con ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 này chắc hẳn sẽ nhận thấy được điều này. Các bé sẽ liên tục từ chối khi bố mẹ tiếp cận hoặc đưa cho bé bất kỳ đồ vật nào. Câu nói cửa miệng của bé đều là “không” “không” và “không”
Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?
Theo chia sẻ của các chuyên gia, giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 của bé sẽ kéo dài cho đến khi bé bắt đầu biết các thể hiện cảm xúc và truyền đạt những điều mình muốn bằng ngôn ngữ, hành động.
Tuy nhiên, quá trình này có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào từng đứa trẻ. Đồng thời, khi kết thúc giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, bé sẽ tiếp tục bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3.
Cách xử lý khi có con đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2
Để đối phó với trẻ trong giai đoạn khủng hoảng của tuổi lên 2, bố mẹ cần quan sát và nắm bắt được trạng thái cảm xúc của bé. Biết được khi nào cảm xúc của bé bùng nổ và có cách đối phó. Dưới đây là một số cách đối phó với bé trong giai đoạn khủng hoảng.
Luôn giữ bình tĩnh với trẻ
Ở giai đoạn này, tính cách của bé sẽ có sự khó chịu, bướng bỉnh, đôi khi sẽ khiến bố mẹ tức giận. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ cần phải giữ bình tĩnh và cư xử thật nhẹ nhàng với con thay vì nóng giận.
Việc bình tĩnh giải thích, trò chuyện nhẹ nhàng và thể hiện tình yêu với trẻ sẽ góp phần giúp bé sớm vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
Thường xuyên trò chuyện với trẻ
Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ, các ông bố bà mẹ nên thường xuyên dành thời gian trò chuyện, tâm sự và chỉ bảo cho bé những điều bé nên và không nên. Ở độ tuổi này, bé đã có khả năng tiếp thu những rất tốt, nên việc bố mẹ kiên trì giải thích, tâm sự sẽ giúp bé thay đổi cách cư xử.
Không nên chiều theo mọi ý muốn của trẻ
Một điều tuyệt đối không nên làm khi bé đang trong giai đoạn khủng hoảng, khóc la, ăn vạ để có được thứ mình muốn là bố mẹ tuyệt đối không nên đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ.
Việc đáp ứng ý muốn của trẻ quá dễ dàng sẽ khiến trẻ sinh tâm lý ỷ lại, đòi hỏi bằng dược những thứ bé muốn.
Trên đây là thông tin tổng hợp về giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ, những biểu hiện cũng như cách xử lý. Hy vọng với những chia sẻ trên của Beyeume, các ông bố bà mẹ sẽ có thêm thông tin và biết cách xử lý khi con em mình bước vào giai đoạn khủng hoảng lên 2.