Việc trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ xảy ra ở tất cả các bé. Đây là hiện tượng vô cùng phổ biến, tuy nhiên, nhiều bà mẹ bỉm sữa lại khá lo lắng về điều này. Vậy việc bé ngủ hay vặn mình là tốt hay xấu? Có gây ra ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình khi ngủ là một hiện tượng khiến các mẹ lo lắng. Mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách hạn chế tình trạng này để bé có giấc ngủ ngon suốt cả đêm.
Đối với những người mới làm mẹ, chứng kiến những tình trạng bé ngủ không ngon giấc là điều đáng lo lắng tương tự như việc bé không bú sữa đầy đủ vậy. Một số biểu hiện mà bạn có thể thấy các biểu hiện như trong lúc ngủ, bé vặn người hoặc vặn cổ, thỉnh thoảng còn gồng mình và rên rỉ. Một số nguyên nhân có thể giải thích cho trường hợp này như sau.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình do sinh lý
Trẻ sơ sinh hay vặn mình là do các yếu tố về sinh lý. Là cách bé phản ứng để thể hiện sự không thoải mái với một điều gì đó. Một số các yếu tố sinh lý tác động khiến bé hay vặn mình khi ngủ có thể kể đến như:
- Chỗ ngủ của trẻ sơ sinh không thoải mái, phần nệm quá cứng, gối đầu cao, nhiều tiếng đông xung quanh, chỗ ngủ có ánh sáng mạnh là 1 lý do khiến bé ngủ hay vặn mình.
Chỗ ngủ của bé quá nóng hoặc quá lạnh. - Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi cần đi vệ sinh hoặc do bỉm, tã bị ướt
- Khi mẹ quấn khăn hoặc mặc đồ chật chội cũng khiến cho trẻ sơ sinh hay vặn mình
Bé ngủ hay vặn mình: Các dấu hiệu của bệnh lý
Nếu bố mẹ thấy bé ngủ hay vặn mình, kèm theo các triệu chứng ra mồ hôi trộm khi ngủ, bé có dấu hiệu chứng còi xương, tức là bé bị thiếu canxi, kẽm hoặc vitamin D, hoặc thiếu cả 3 chất này. Các bé sơ sinh thường có nhu cầu canxi rất cao sau khi vừa ra khỏi bụng mẹ.
Nếu mẹ để tình trạng này kéo dài, bé có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như là chậm mọc răng, rụng tóc, nguy hiểm hơn có thể là co thắt thanh quản, biến dạng xương chân, tay… Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình cũng như tình trạng bệnh lý của trẻ, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được tham khám, thay đổi khẩu phần ăn, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cải thiện tình trang bệnh.
Tin liên quan: Trẻ sơ sinh bị ho là do bệnh gì?
Bổ sung canxi, vitamin D cho bé để cải thiện tình trạng bệnh lý
Mẹ chú ý bổ sung canxi, kẽm vào khẩu phần ăn của mình để sữa mẹ giàu dinh dưỡng hơn. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng được hưởng phần dinh dưỡng này, đặc biệt là canxi. Các món ăn giàu canxi mà mẹ nên đưa vào khẩu phần của mình như cá hồi, cá thu, thịt, trứng, sữa, các loại rau xanh có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn,…để cải thiện tình trạng bệnh lý và hạn chế các biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình.
Để cơ thể hấp thụ kẽm và canxi tốt hơn, bạn cần bổ sung thêm vitamin D cho bé bằng thuốc bổ cho trẻ sơ sinh. Đồng thời, cho bé tắm nắng vào sáng sớm sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp vitamin D tốt hơn. Thời gian tắm nắng cho bé mỗi sáng sớm khoảng 10 – 15 phút, và tránh ánh nắng tiếp xúc trực tiếp vào da trẻ sơ sinh.
Tốt nhất là bạn nên đưa bé đến bệnh viện nhi khoa hoặc phòng khám nhi tư nhân để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán các triệu chứng của bé và đưa ra phương pháp điêu trị tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: “Giải mã” những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay khóc
Không có bệnh tật gì, chỉ là những biểu hiện của bé sơ sinh
Theo quan niệm dân gian, việc bé ngủ hay vặn mình là do bé chưa quen với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ, khiến cho bé thấy không được bảo bọc và an toàn như trước đây. Đó là lý do vì sao người ta thường quấn khăn cho trẻ sơ sinh để tạo cảm giác an toàn cho bé.
Chính vì vậy, khi thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ mà không còn bất kỳ biểu hiện nào kèm theo, bố mẹ không cần quá lo lắng vì điều này khá phổ biến và xuất hiện ở hầu hết trẻ sơ sinh.
Bé bắt đầu ngủ sâu và nằm mơ
Một lý do khác cho việc trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ chính là bé bắt đầu giai đoạn ngủ sâu, bé sẽ có những biểu hiện nét mặt và di chuyển rất nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này là do giấc ngủ của bé có nhiều giai đoạn REM – Cử động mắt nhanh.
Khi rơi vào trạng thái ngủ “cử động mắt nhanh” bạn sẽ thấy rằng bé thường xuyên ngọ nguậy, co rúm người và nhăn mặt. Bạn có thể nghe bé thở nhanh và nông, các khoảng thở không đều. Điều này hoàn toàn bình thường vì bé vẫn đang phát triển khả năng kiểm soát hơi thở.
Nói cụ thể hơn về các giai đoạn trong giấc ngủ của bé, bé thường sẽ đi qua hai giai đoạn, ngủ yên lặng và ngủ không ngon giấc. Khi trẻ sơ sinh ngủ yên lặng, bé thường nằm ngủ rất ngoan ngoãn và an lành, thở đều và hiếm khi giật mình. Tuy nhiên, đến giai đoạn căng thẳng – giai đoạn cử động mắt nhanh, mắt của bé sẽ cử động bên dưới mí mắt đang nhắm, đó là lý do vì sao bạn không thể nhìn thấy, đồng thời bé ngủ hay vặn mình và xoay đầu qua một bên.
Khi bé lớn hơn và qua khỏi giai đoạn này, bạn sẽ thấy bé sẽ không còn những biểu hiện như thế này. Mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ, cũng không cần đánh thức con dậy, cứ để bé trải qua giai đoạn này thật tự nhiên.
Tổng hợp từ Essential Baby
(*) Những thông tin Beyeume cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không thể hiện kiến thức y tế một cách chính xác. Nếu bạn muốn hiểu được chính xác những biểu hiện và tình trạng sức khỏe của bé, thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ vẫn là cách tốt nhất.