Bạn chọn cách nào để cho con biết rằng con đã làm một điều sai trái? La mắng hay đánh con? Hay chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở và phạt con?
Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh thường rất hay mắng con khi bé làm sai hay làm một việc không tốt. Đặc biệt là khi cơn giận đã lên đỉnh điểm, các mẹ lại không thể giữ được bình tĩnh và buông ra những lời nói vô cùng nặng nề, thậm chí còn đánh con như một cách xử phạt, khiến cho con cái tổn thương. Những nhà chuyên gia tâm lý trẻ em cho biết, đánh con và la mắng khi con mắc lỗi đều là những hành động gây tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển tâm lý và tình cảm của trẻ. Trong nhiều trường hợp, dùng những từ ngữ nặng nề để la mắng con còn có thể khiến tình huống tồi tệ hơn.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, việc la mắng trẻ hoặc dùng từ ngữ xúc phạm đến trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi dậy thì, không thể giúp bé nhận thức được sự sai trái trong hành động của mình, không thể giúp chúng rút kinh nghiệm cho những lần sau. Mà tất cả những gì chúng cảm nhận chỉ là ba mẹ không thương mình, và chỉ làm tổn thương tinh thần của mình.
Độ tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn trẻ phát triển và thay đổi về tâm lý, bắt đầu bộc lộ những cá tính riêng. La mắng con trong giai đoạn này sẽ khiến cho bé cảm thấy tự ti về bản thân, làm cho giá trị của bản thân bị hạ thấp. Không những thế, tình cảm của trẻ dành cho cha mẹ cũng có phần giảm sút. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những trẻ được nuôi lớn bằng những lời la mắng, ngôn từ xúc phạm thường có xu hướng hung hăng, có các vấn đề về hành vi ở trường hoặc cho thấy nhiều dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Nếu không la mắng, mẹ nên dạy con như thế nào?
Các mẹ tuyệt không nên la mắng khi con mắc lỗi, thay vào đó, hãy nói chuyện trực tiếp và giải thích lý do tại sao trẻ không nên làm như vậy. Đồng thời, đưa ra hình phạt cho trẻ.
Tuyệt đối nên tránh những lời câu la mắng bé như “Con thật vô tích sự, không được làm việc gì nên hồn cả.”, hay những câu so sánh bé với “con nhà người ta” như “Con nhà người ta thì giỏi, con nhà mình thì không làm nên việc gì cả”. Những câu nói này luôn khiến bé tự ti về bản thân, và phát triển những năng lượng tiêu cực.
Nếu bé làm sai bất cứ việc gì, hãy khuyên bảo hoặc nhẹ nhàng chỉ cho con thấy cái sai của mình. Nếu bé gây nên lỗi gì đó, mẹ nên phạt bằng cách bắt làm việc nhà để bù lại lỗi sai của mình. Hình phạt “trừ việc tiêu vặt” đối với trẻ tuổi dậy thì, hoặc phạt không cho chơi một món đồ chơi, hay không được dắt đi công viên trò chơi là một cách hiệu quả để xử phạt bé, những đứa trẻ cực kỳ e ngại hình phạt này.
Một số cách giúp mẹ giữ bình tĩnh, không nóng giận la mắng khi con mắc lỗi như sau:
- Khi có dấu hiệu muốn nổi nóng, miệng bạn sắp buông ra những lời la mắng con, hãy dừng lại và hít thở thật sâu. Trong những lúc nóng giận, lời nói của bạn có thể tạo nên những năng lượng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến tình cảm của bé.
- Suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ những điều bạn nên nói và việc nên làm khi con mắc lỗi. Bạn sẽ cần suy nghĩ xem nên làm sao cho con hiểu rằng việc làm của mình là không đúng, và cách giúp bé khắc phục việc này cho những lần sau là gì.
- Sử dụng hình phạt “lợi cả đôi đường”: Thay vì la mắng khi con mắc lỗi, hãy suy nghĩ đến một cách xử phạt mà bé phải nhớ đời và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Sau khi nói cho con biết con làm sai điều gì, hành động của con có thể gây hậu quả như thế nào. Kèm theo đó, hãy phạt bé một hình phạt tương tự với lỗi lầm mình gây ra. Ví dụ như bé hay vứt rác bừa bãi, lúc nào cũng bày biện mọi thứ rối rắm và bừa bộn, bạn nên dưa ra hình phạt dọn dẹp nhà cửa mỗi buổi tối trong vòng 1 tuần. Nếu bé không thực hiện đúng, mẹ có thể cắt tiền tiêu vặt..
Có rất nhiều cách để dạy con ngoan, giúp con sửa lỗi, thay vì la mắng và đánh đập. Hãy là một bà mẹ yêu thương con, và biết cách dạy con ngoan các mẹ nhé.