Sữa mẹ sau khi vắt ra bằng các loại máy vắt sữa – hút sữa chuyên dụng có thể bảo quản được trong tủ lạnh một khoảng thời gian khá dài mà không làm cho sữa bị mất chất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mẹ cần phải hâm nóng sữa mẹ mỗi lần cho bé bú. Vậy, hâm nóng sữa mẹ có bị mất chất không có những cách hâm sữa mẹ nào để quá trình hâm không làm ảnh hưởng đến các dưỡng chất có trong sữa? Hãy cùng Beyeume tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây
Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra
Sữa mẹ sau khi vắt ra những chiếc túi trữ sữa chuyên dụng sẽ được cho vào tủ đông để bảo quản. Quá trình bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh ở ngăn đá sẽ không làm cho các dưỡng chất có trong sữa bị ảnh hưởng hay bị mất đi.
Phương pháp bảo quản sữa này rất phù hợp đối với những mẹ bầu có nhiều sữa, bé không bú kịp hoặc những bà mẹ phải đi làm sau thời gian thai sản không có thời gian ở cạnh để cho cơn bú. Sữa mẹ có thể để đến 72 tiếng trong ngăn mát và 1 -3 tháng trong tủ đông.
Sữa được bảo quản từ 1 – 3 tháng trong tủ đông có thể bị giảm bớt lượng kháng thể, tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của sữa vẫn được giữ nguyên, là nguồn dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ sơ sinh.
Khi bảo quản sữa trong tủ đông cho bé dùng dần, mẹ nên ghi chú ngày tháng vắt và bảo quản sữa. Việc sắp xếp theo thứ tự ngày tháng sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn khi sử dụng, hạn chế tình trạng có những túi sữa bị để quá lâu.
Sữa mẹ sau khi lấy ra khỏi tủ sẽ được rã đông, hâm nóng lại để cho bé bú bằng nhiều cách khác nhau. Có khá nhiều vấn đề, thắc mắc được đặt ra xoay quanh vấn đề hâm nóng sữa mẹ, cách hâm sữa mẹ đúng cách, những điều nên hay không nên khi hâm nóng sữa mẹ cho bé bú.
Sữa mẹ mới vắt ra có cần hâm nóng không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, sữa mẹ không nên để bên ngoài quá 4 tiếng khi ở nhiệt độ bình thường. Đối với những nơi có nhiệt độ nóng, không nên để sữa mẹ bên ngoài quá 1 tiếng, bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng chất lượng của sữa khi cho bé bú.
Khi sữa mẹ vắt ra và cho bé bú ngay thì mẹ không cần phải hâm nóng lại. Đối với các trường hợp, sữa vắt ra bé không bú ngay mà để trong ngăn mát của tủ lạnh một vài tiếng thì mẹ nên hâm lại sữa khi có bé ăn để đảm bảo sức khỏe của bé.
Sữa mẹ để ngoài có cần hâm nóng?
Sữa khi vắt ra bằng máy hút sữa , không nên để quá lâu ở nhiệt độ môi trường, sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị dinh dưỡng của sữa, dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập gây ra các vấn đề đối với sức khỏe, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Chính vì vậy, với thắc mắc sữa mẹ để ngoài có cần hâm không thì câu trả lời là có, nếu để sữa bên ngoài khoảng 1 tiếng trở đi thì mẹ nên hâm nóng sữa trước khi cho bé ăn.
Nên hâm nóng sữa mẹ bao nhiêu phút là được?
Việc hâm nóng sữa mẹ bao nhiêu phút trước khi cho bé ăn thường phụ thuộc phần lớn vào từng cách hâm sữa mẹ bỉm sử dụng để hâm và phụ thuộc vào việc sữa đã được rã đông hay vẫn còn nguyên đá. Ví dụ cụ thể đơn giản như:
- Hâm sữa mẹ bằng nước nóng: Thời gian cần thiết khi dùng cách hâm sữa mẹ này thường từ 1 tiếng đồng hồ đối với sữa mới lây ra trong tủ đông và khoảng vài phút đối với sữa đã được rã đông thành nước.
- Cách hâm sữa mẹ bằng máy: Đối với cách hâm sữa mẹ này, sau khi kích hoạt, máy sẽ tự động hâm nóng sữa và giữ ấm ở nhiệt độ phù hợp, và các mẹ bìm chỉ cần đợi đến giờ ăn của bé và lấy ra cho bé bú mà không cần quá quan tâm đến việc hâm nóng sữa mẹ cần bao nhiêu phút.
Việc hâm nóng sữa mẹ có mất chất không? Có nên hâm đi hâm lại nhiều lần?
Quá trình hâm nóng sữa mẹ là điều cần thiết để cung cấp thức ăn, nguồn dưỡng chất cho bé phát triển. Quá trình này được thực hiện nhanh chóng nên sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.
Sữa mẹ bảo quản trong tủ đông sau khi được hâm lại, mẹ nên cho bé dùng hết trong một lần, tuyệt đối không nên để và hâm đi hâm lại nhiều lần cho bé ăn.
Quá trình hâm lại sữa nhiều lần có thể làm cho cách dưỡng chất có trong sữa bị mất đi hoặc biến đổi thành các chất khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé.
Nên hâm nóng sữa mẹ bao nhiêu độ để cho bé bú?
Đối với sữa được làm đông để bảo quản, khi hâm nóng sữa mẹ cho bé bú, nhiệt độ thích hợp nhất nên dùng là khoảng 37 độ C. Đây là nhiệt độ của sữa mẹ khi bú ăn trực tiếp, vây nên, hâm sữa mẹ ở nhiệt độ 37 độ C giúp bé thích hơn và bú nhiều hơn. >> Mẹ có thể tham khảo thêm 10 loại bình sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất để lựa chọn cho bé bú nhé.
Hâm sữa mẹ bằng cách nào để đảm bảo bảo dưỡng chất cho sữa?
Có khá nhiều cách hâm sữa mẹ đúng cách, không làm mất đi dưỡng chất của sữa được chia sẻ và được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng, áp dụng. Vậy những cách đó là gì? Hãy cùng với chúng tôi tham khảo chi tiết các cách hâm sữa mẹ dưới đây.
Cách hâm sữa mẹ trữ đông
Đối với sữa mẹ được trữ đông, để đảm bảo được chất lượng và các dưỡng chất được giữ nguyên. Trước khi hâm nóng, mẹ nên lấy sữa được làm động và cho vào ngăn mát của tủ lạnh để rã đông trước.
Sau khi cho sữa xuống ngăn mát để rã đông xong, mẹ bỉm đã có thể bắt đầu áp dụng các cách hâm sữa mẹ khác nhau để hâm sữa và cho bé ăn. Dù thực hiện hâm sữa mẹ bằng cách nào, các mẹ bỉm cũng không nên đảm bảo nhiệt độ từ 40 độ C trở xuống để đảm bảo các dưỡng chất trong sữa không bị mất đi.
Cách hâm sữa mẹ bằng lò vi sóng
Cách hâm sữa mẹ bằng lò vi sóng là một trong những cách được áp dụng khác phổ biến bởi sự thuận tiện phương pháp này mang lại. Trước tiên các mẹ cần phải cho sữa vào bình thủy tinh hoặc lý thủy tinh, đây là chất liệu an toàn nhất khi sử dụng lò vi sóng.
Sau khi cho sữa mẹ rã đông vào chất liệu phù hợp, các mẹ cho sữa vào lò và hoạt động trong khoảng 20 giây rồi lấy ra. Lắc đều bình sữa sau đó thử xem nhiệt độ của sữa đã được chưa. Nếu chưa, mẹ có thể cho sữa vào lò và tiếp tục hâm thêm một lần nữa để sữa đạt được nhiệt độ cần thiết khi sử dụng.
Cách hâm sữa mẹ bằng máy
Hâm sữa mẹ bằng máy là các hiện đại nhất hiện nay. Cách hâm sữa này giúp mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng của máy hâm sữa, cho nước vào đúng với mức sữa trong bình, sau đó chọn mức nhiệt độ phù hợp và đợi cho máy tự hâm.
Sau khi nước trong máy hâm sữa đạt đến mức độ cần thiết. Máy sẽ tự động chuyển sang chế độ làm ấm. Đợi đến giờ ăn của bé, mẹ chỉ cần lấy và cho bé ăn mà không cần phải lo lắng sữa bị nguội hay tất bật hâm sữa để đúng giờ cho bé yêu ăn.
Cách hâm nóng sữa mẹ bằng túi trữ sữa
Túi trữ sữa là dụng cụ được sử dụng với mục đích lưu trữ lượng sữa mẹ vắt ra. Bảo quản sữa không bị xâm nhập bởi các các loại vi khuẩn, làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.
Chất liệu của các loại túi trữ sữa được làm từ chất liệu nhựa dẻo, an toàn cho sức khỏe. Túi trữ sữa không có khả năng tự hâm nóng sữa mẹ. Chính vì vậy, khi muốn hâm nóng sữa mẹ cho bé ăn, mẹ nên rã đông, sau đó cho vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa rồi áp dụng các phương pháp hâm sữa khác nhau để hâm sữa cho bé ăn.
Cách hâm nóng sữa mẹ để ngăn mát
Đối với sữa mẹ để trong ngăn mát, khi đến giờ cho bé ăn, mẹ bỉm có thể hâm sữa bằng nhiều cách khác nhau.
Mẹ có thể cho sữa vào máy hâm sữa để hâm nóng và cho bé ăn hoặc cho sữa vào lò vi sóng để hâm với nhiệt độ lò dưới 40 độ C hay áp dụng cách hâm sữa mẹ bằng cách cho bình sữa ngâm vào nước nóng.
Sau khi hâm nóng sữa mẹ để ngăn mát, mẹ nên lắc đều bình sữa để sữa được làm nóng đều trước khi cho bé bú.
Cách hâm sữa mẹ bằng nước nóng
Cách hâm sữa mẹ bằng nước nóng là cách làm khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Mẹ chỉ cần chuẩn bị một chiếc bình thủy tinh, đun sôi 1 ấm nước, cho sữa vào bình đựng sữa, đổ nước sôi vào bình thủy tinh sau đó cho bình sữa vào ngâm.
Nước để hâm sữa mẹ sau khi đun sôi nên để nguội ở mức khoảng 40 độ C. Ở mức nhiệt này, sữa sẽ được hâm nóng vừa đủ, đồng thời không làm mất đi dưỡng chất của sữa.
Trên đây là rất cả những thông tin liên quan đến việc bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra, cách hâm sữa mẹ đúng cách để giữ trọn vẹn dưỡng chất của sữa, giúp bé được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.