Bệnh da liễu là một trong những mối lo lắng cực kỳ của các bà mẹ khi có con nhỏ. Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, bệnh da liễu như chàm sữa có thể gây tác động không tốt đến sức khỏe của bé.
Chàm sữa là tình trạng da bé xuất hiện các vết chàm đỏ trên da. Bệnh này xuất hiện ở trẻ em và sẽ hết đi trong vài ngày nếu được điều trị và chăm sóc cẩn thận. Nếu bệnh kéo tiến triển và kéo dài trong thời gian dài sẽ trở thành bệnh chàm thể trạng.
Dấu hiệu của bệnh chàm sữa
Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đầu tiên, những vết chàm đỏ sẽ xuất hiện trên da mặt, khu vực hai bên má, sau đó lan dần khắp mặt và tay, chân.
Những vết chàm ban đầu xuất hiện dưới dạng mụn nước nhỏ, làm da bé nổi đỏ, gây ngứa và khô nứt da, tróc vảy, thậm chí gây rướm máu. Các bé mắc phải những dấu hiệu này thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc liên tục và lười bú sữa, hoặc lười ăn.
Nếu mẹ không giữ gìn kỹ, để bé dùng tay gãi lên mặt, hoặc dụi mặt vào gối sẽ khiến cho mụn nước vỡ ra, rất dễ bị nhiễm trùng. Vết mụn nước khi bị vỡ ra nhưng không nhiễm trùng thì cũng gây khô da, tróc vảy ở khu vực lân cận.
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em
Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em vẫn chưa được xác định cụ thể. Những trẻ mắc bệnh thường là trẻ có người thân trong gia đình có tiền sử về bệnh da liễu, dị ứng, hen suyễn, viêm mũi…Những yếu tố gây này phần này khiến cho cơ địa của bé dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, và dễ mắc phải các bệnh về da nói chung, và bệnh chàm sữa nói riêng.
Ngoài yếu tố di truyền và cơ địa của trẻ, một yếu tố khác có thể gây chàm sữa cho bé là các chất gây dị ứng như thức ăn, sữa, vật dụng, ẩm mốc, ve, bọ…
Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ em
Chàm sữa có thể được điều trị, nhưng rất dễ tái phát khi làn da bé bị các yếu tố bên ngoài như thời tiết, thức ăn tác động. Mẹ cần chú ý chăm sóc da của bé để điều trị bệnh và tránh bệnh tái phát.
- Chú ý tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm lên men và hải sản nếu bé dễ
- Thuốc điều trị bệnh thường là để điều trị các triệu chứng như khô da, tróc vảy da… Bạn nên đưa bé đi khám và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Trong thời gian bé mắc bệnh chàm sữa, bạn không nên tiêm ngừa bệnh thủy đậu, vì sẽ gây tác động ngược, làm cho vùng da bị chàm sữa mưng mủ dạng thủy đậu, gây sẹo lớn và gây rỗ trên mặt.
Bạn cũng không nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh liều cao vì kháng sinh có thể gây sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong.
Cách chăm sóc vết chàm sữa ở trẻ
- Mẹ không nên tắm bé quá lâu trong nước xà phòng, và chỉ nên dùng các loại sữa tắm nhẹ nhàng dành cho làn da của bé. Nhưng tốt nhất, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm, nước ấm có thể làm vết chàm đỡ ngứa hơn.
- Tránh mặc cho bé những loại quần áo bó sát và chất liệu bằng len, vì loại vải này có thể khiến cho vết chàm bị lở loét. Bạn nên cho bé mặc các loại quần áo bằng cotton, rộng rãi, thoải mái.
- Dùng khăn lau sạch vết mồ hôi trên cơ thể bé, giữ cho da bé khô ráo, không để các chất cặn bã bám lâu trên da bé.
Cho bé ở trong môi trường trung tính, không quá nóng hoặc quá lạnh, và cũng cần tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
Cách đề phòng bệnh chàm sữa ở trẻ
- Trong thời gian bé còn bú sữa mẹ và chưa bắt đầu ăn dặm, bạn nên ăn nhiều cá biển để tăng chống dị ứng, còn gọi là ARA. Đồng thời, bạn nên hạn chế tối đa ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như mỡ động vật, trứng vịt lộn,…
- Lau dọn nhà cửa và giặt giũ chăn mền thường xuyên để loại bỏ các con vật gây dị ứng da.
- Giữ chó, mèo ở cách xa bé để lông chó, mèo cũng như các con kí sinh trùng không có cơ hội bám vào người bé và gây dị ứng.