Bệnh viêm ống dẫn tiểu xảy ra khá phổ biến ở trẻ em do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang và thận. Mẹ cần biết gì về bệnh này và phòng bệnh cho con như thế nào?
Bệnh viêm ống dẫn tiểu là một bệnh truyền nhiễm rất phổ biến đối với trẻ nhỏ, được gây ra bởi vi khuẩn di chuyển từ ống dẫn tiểu vào bàng quang và đến thận. Bệnh này xảy ra đối với bé gái nhiều hơn so với bé trai. Nguyên nhân là vì các bé gái có khoảng cách giữa điểm cuối cùng của ống dẫn tiểu đến bàng quang ngắn hơn bé trai, bé gái có khả năng mắc bệnh cao hơn.
Bệnh viêm ống dẫn tiểu ở trẻ em thường rất khó phát hiện, vì triệu chứng bệnh phát ra không rõ ràng và ở độ tuổi sơ sinh hay đang tập đi, trẻ cũng chưa thể nói cho mẹ biết rằng mình cảm thấy khó chịu khi đi tiểu. Nếu không được điều trị một cách kịp thời, vi khuẩn có thể tăng lên gấp đôi và chúng bắt đầu di chuyển qua đường máu. Từ đó, bệnh viêm ống dẫn tiểu có thể để lại sẹo trong thận, dẫn đến cao huyết áp và các bệnh mãn tính khác.
Nguyên nhân gây bệnh
Các bé nhỏ có nguy cơ mắc bệnh viêm ống dẫn tiểu rất cao, bởi vì chúng phải mang tã mọi lúc. Điều này khiến cho khu vực sinh dục của bé luôn ẩm ướt và ấm, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, vi khuẩn từ phân hoặc nước tiểu có thể dễ dàng xâm nhập vào bộ phận sinh dục của bé và gây viêm nhiễm. Nói như vậy không có nghĩa là bé không được bảo vệ và mọi trẻ em đều có thể mắc bệnh viêm ống dẫn tiểu. Mỗi khi con bạn đi tiểu, nước tiểu sẽ đẫu đẩy các vi khuẩn trong ống dẫn tiểu ra ngoài. Nước tiểu cũng là một loại axit nhẹ và chứa protein kháng sinh, giúp chống lại các vi khuẩn, vi rút gây hại. Đó là lý do vì sao, một số trẻ không mắc phải bệnh viêm nhiễm này.
Tuy nhiên, một số vi khuẩn rất “cứng đầu”, và một số loại vi sinh vật tiến hóa, hình thành những cái móc tí hon ở chân, giúp chúng bám vào thành ống dẫn tiểu chắc hơn và không bị nước tiểu đẩy ra ngoài. Nhiều loại vi khuẩn có lớp che chắn, bao bọc trên người, giúp chúng vượt qua hệ miễn dịch của bé.
Một nguyên nhân khác gây nên bệnh viêm nhiễm này là do một số trẻ bị trào ngược nước tiểu – tình huống này giống như việc axit trào ngược từ dạ dày lên cuống họng ở người lớn. Trong tình huống này, thay vì chảy xuống và chảy ra ngoài, nước tiểu chảy ra ngược lên bàng quang và thận, mang theo những vi khuẩn xâm hại vào thận của bé.
Tình trạng viêm nhiễm rất phổ biến trong giai đoạn mẹ tập cho bé tự ngồi bô để đi vệ sinh. Những cô cậu bé cứng đầu thường cố ý giữ nước tiểu lâu hơn, khiến cho vi khuẩn có thể đi lên bàng quang và gây viêm nhiễm trước khi được đẩy sạch ra ngoài.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm nhiễm ống dẫn tiểu
Triệu chứng thường xuyên và phổ biến nhất của bệnh này là sốt cao, ngoài ra còn có triệu chứng ói mửa liên tục, tiêu chảy và nước tiểu có mùi hôi. Trẻ sơ sinh còn mất cảm giác ăn ngon miệng. Trẻ mới tập đi còn có thể bị đau bụng, đi tiểu rắt và cảm thấy đau buốt khi đi.
Ngoài ra, nếu nước tiểu của trẻ có màu đục, bác sĩ có thể chẩn đoán đó là do bệnh viêm nhiễm ống dẫn tiểu. Cách duy nhất xác định trẻ bị mắc bệnh này hay không là đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra bằng cách sử dụng ống thông tiểu
Đề phòng bệnh viêm nhiễm ống dẫn tiểu ở trẻ em
Sự thật là những biện pháp đề phòng viêm nhiễm ống dẫn tiểu ở trẻ chưa được chứng minh y học là đem lại hiệu quả. Ví dụ như việc không tắm bồn với nhiều bọt xà phòng cũng không thể giup tránh được bệnh viêm nhiễm này, mà bọt xà phòng còn có thể khiến cho vùng sinh dục khó chịu. Chất hóa học trong hồ bơi không thể gây nên bệnh viêm nhiễm ống dẫn tiểu, vì vậy, tránh tắm hồ bơi cũng không thể làm giảm khả năng mắc bệnh.
Vậy cách duy nhất mà bạn có thể ngăn chặn bệnh viêm nhiễm ống dẫn tiểu là kiểm tra nước tiểu nếu trẻ bị sốt cao, dù thậm chí trẻ có giống như đang mắc phải bệnh nhiễm trùng tai hay các bệnh khác.