Giai đoạn bé được bổ sung thêm các món ăn dặm vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày thực sự là cột mốc quan trọng trong quá trình phát trình của bé và cũng là niềm vui mới của mẹ khi cùng còn bước qua những sự kiện đáng nhớ. Ngoài việc lựa chọn những món ăn giàu dinh dưỡng theo đúng độ tuổi cho bé, bạn cần thiết phải biết những loại thức ăn có thể gây dị ứng, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non trẻ của con.
Thông thường, trẻ sơ sinh dị ứng với thức ăn có chứa những loại protein nhất định có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp và đường ruột, khi đó hệ miễn dịch của bé sẽ tạo ra những phản ứng bảo vệ cơ thể, gây nên dị ứng thức ăn.
Sau đây là danh sách những loại thức ăn có 90% khả năng gây dị ứng ở trẻ mà các mẹ cần tránh cho con ăn trước khi đạt đến độ tuổi phù hợp.
Loại thức ăn | Thời điểm cho bé bắt đầu ăn |
Mật ong | Sau 1 tuổi |
Đậu phộng | Sau 1 hoặc 2 tuổi, tùy khả năng thích nghi của hệ miễn dịch của từng bé |
Các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ…) | Sau 1 hoặc 2 tuổi, tùy khả năng thích nghi của hệ miễn dịch của từng bé |
Những loại trái cây chứa nhiều axit (cam, quýt) | Sau 1 tuổi |
Các loại -berry, như quả dâu tây, mâm xôi… | Sau 1 tuổi |
Trứng | Sau 1 tuổi |
Bắp | Sau 1 tháng tuổi |
Sữa nguyên kem (không bao gồm sữa chua và phô mai) | Sau 1 tuổi |
Chế phẩm từ lúa mì | Sau 9 hoặc 10 tháng tuổi |
Nho | Sau 10 tháng tuổi hoặc 1 năm |
Các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc, hến | Sau 1 hoặc 2 tuổi, tùy |
Các loại thực phẩm trên không chỉ nằm danh sách các loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ sơ sinh mà còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu bạn cho trẻ ăn những loại thức ăn này quá sớm.
Mật ong không được xếp vào nhóm gây dị ứng thức ăn cho trẻ sơ sinh, nhưng bạn không thể cho con dùng mật ong khi bé chưa được 12 tháng tuổi. Mật ong chứa khuẩn Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc cho bé ngay tức thì và nguy hiểm đến tính mạng, vì hệ thống đường ruột của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không thể chống lại độc tố trong mật ong.
Các chế phẩm từ sữa nguyên kem chỉ nên dành cho bé sau 12 tháng tuổi nhằm thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức, bởi vì sữa nguyên kem không chứa đủ các thành phần dinh dưỡng để duy trì sự phát triển của bé, đặc biệt là trong năm đầu tiên. Bên cạnh đó, sữa nguyên kem chứa các loại protein mà cơ thể bé rất khó tiêu hóa, có thể gây các vấn đề về dạ day. Loại sữa này còn cản trở sự hấp thụ chất sắt, trong khi sắt là khoáng chất rất cần thiết cho trẻ trong suốt những tháng đầu đời. Sữa chua và phô mai không được tính trong nhóm các chế phẩm từ sữa nguyên kem.
Các loại cam, chanh, quýt chứa quá nhiều axit và nhiều trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi thường bị xót và đau dạ dày vì axit.
Các loại quả berry như dâu, quả mâm xôi…các loại hải sản và đậu phộng có thể gây ra những phản ứng dị ứng nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, bạn cần cho bé tránh xa các món ăn này trong năm đầu tiên. Bạn có thể thử cho bé ăn từ tháng 15 – 20 nếu bé nhà bạn thuộc nhóm không dị ứng hoặc ít nhạy cảm với thực phẩm, và từ sau 2 tuổi trở đi nếu bé dễ dị ứng và nhạy cảm với thực phẩm.
Bắp không chứa nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn có khả năng gây dị ứng cao vì vậy bạn nên chọn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho bé thay vì thêm bắp vào bữa ăn dặm.
Những thông trên sẽ giúp bạn sự lựa chọn thực phẩm sáng suốt cho bữa ăn dặm của bé. Để tìm hiểu thêm về bệnh dị ứng thực phẩm cùng các biểu hiệu của bệnh, bạn đọc thêm tại bài viết: Dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh