Thuyển tắc ối là tình trạng nước ối trong tử cung cùng với những thành phần tế bào của thai nhi như lông, tóc, phân su…đi vào mạch máu của mẹ bầu, gây nên những phản ứng sinh lý trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời. Hội chứng này hiếm khi xảy ra ở các bà bầu, chỉ khoảng 1 trong 12 người phụ nữ mắc phải.
Thông thường, nước ối nằm yên trong túi ối và tách biệt với với vòng tuần hoàn máu của bà bầu. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nhất định xảy ra, khiến cho hàng rào ngăn cách giữa khoang ối và vòng tuần hoàn của bà bầu, khiến cho nước ối trộn lẫn vào hệ thống tuần, gây sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm.
Mặc dù nước ối rất an toàn cho thai nhi, nhưng khi đi vào mạch máu, kèm với các tạp chất từ thai nhi lại trở thành chất độc hại. Nước ối lúc này gây tắc mạch và được xem là một di vật trong máu, khiến cho cơ thể sinh ra các chất nội sinh phản ứng với dị vật này, dẫn đến tình trạng sốc phản vệ, gây nguy hiểm cho các bà bầu.
Nguyên nhân gây nên hội chứng thuyên tắc ối
Thuyên tắc ối xảy ra khi hàng rào ngăn cách nước ối giữa màng ối và màng đệm bị phá vỡ. Tình trạng này xuất hiện vào giai đoạn chuyển dạ của bà bầu, hoặc khi nhau thai bong ra ở rìa bánh nhau. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chấn thương, do vỡ nước ối cuối thai kỳ, do chọc dò ối.
– Dịch tràn phổi, gây phù nề ở phổi
– Hạ huyết áp đột ngột
– Tim rời rạc, đột ngột ngừng bơm máu, gây thiếu ô xy máu
– Gây nên các tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng như tắc nghẽn mạch máu
– Co giật và chuyển sang hôn mê Chảy máu âm đạo
– Các tình trạng gây nguy hiểm cho thai nhi như hạ nhịp tim, hoặc tăng nhịp tim đột ngột
Khi các biểu hiện này xảy ra trong giai đoạn chuyển dạ, bà bầu và thai nhi có thể gặp nguy hiểm nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời.
Tổn thương thần kinh não: Giảm ô xy máu có thể gây nên những tổn thương thần kinh nghiêm trọng vĩnh viễn hoặc làm chết não.
Gây tử vong cho bà bầu và thai nhi: Tỉ lệ tử vong của phụ nữ mang thai mắc hội chứng thuyên tắc mạnh rất cao. Tuy nhiên, nếu được cứu chữa kịp thời, cả bà mẹ và em bé có thể được cứu sống, và cần nhiều thời gian để hồi phục.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng thuyên tắc
Độ tuổi khi mang thai của bà bầu: Khả năng mắc phải hội chứng này sẽ gia tăng nếu bà bầu lớn hơn 35 tuổi.
Các vấn đề về nhau thai: Các dị tật nhau thai, như nhau thai tiền đạo bán phần hoặc toàn phần, nhau thai bị bong ra khỏi thành tử cung trước khi sinh con có thể gây nên hội chứng thuyên tắc mạch.
Tiền sản giật: Nếu bà bầu mắc phải tiền sản giật – khi huyết áp máu tăng cao và lượng protein tăng cao trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20, nguy cơ thuyên tắc mạch sẽ rất cao.
Phẫu thuật sinh con: Các trường hợp sinh đẻ có sự can thiệp y tế như sinh mổ, sử dụng cặp thai nhi trong quá trình sinh hoặc hút chân không có thể làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối. Những thao tác can thiệp y tế này có thể phá vỡ hàng rào giữa tử cung và cơ thể của bà bầu, khiến nước ối có thể xâm nhập vào tuần hoàn máu.
Chứng đa ối: Nước ối bao quanh thai nhi dư thừa quá nhiều có thể đặt bạn vào nguy cơ mắc phải thuyên tắc mạch.
Chứng thuyên tắc ối có thể được phòng ngừa và điều trị hay không?
Yếu tố nguy hiểm của chứng này là xuất hiện không có dấu hiệu báo trước và rất đột ngột, và cách phòng ngừa cũng không cụ thể. Cách duy nhất để hạn chế phần nào chứng thuyên tắc ối bằng cách không nạo phá thai, không sinh con dày (sinh con liên tiếp), và nên cân nhắc về tình trạng sức khỏe nếu muốn mang thai khi đã lớn tuổi và giảm thiểu đến mức tối đa những va chạm vào cuối thai kỳ nhằm tránh chấn thương.
Như đã nói, hội chứng này có thể được điều trị, nhưng cần được thực hiện kịp thời và cấp tốc, chỉ trong vòng 5 phút. 5 phút này được xem là thời điểm vàng để cứu mẹ và bé.
Sau khi chẩn đoán được các biểu hiện của chứng thuyên tắc ối, các bác sĩ thường sẽ tiến hành hồi sức bằng cách cho bà bầu thở ô xy, xoa bóp tim. Những bước cấp cứu này rất quan trọng, nhằm để ngăn chặn hậu quả thiếu máu cục bộ ở bà bầu, đồng thời cung cấp ô xy đầy đủ cho thai nhi. Sau đó, một ca phẫu thuật mổ bắt con sẽ được thực hiện, cùng với một số bước phẫu thuật khác để cứu người mẹ.