Thiếu sắt và thiếu máu ở trẻ em khá phổ biến. Điều này thường xuất hiện do chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa hợp lý. Tình trạng thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ nhỏ sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, có thể không có năng lượng, làm giảm hệ miễn dịch của trẻ. Để hạn chế tính trang này, hãy cùng Beyeume.vn tìm hiểu thông tin chi tiết và cách phòng tránh thiếu máu cho trẻ qua bài viết dưới đây.
Tình trạng thiếu máu và đối tượng dễ bị thiếu máu
Ở mỗi một độ tuổi, trẻ cần được cung cấp một lượng sắt khác nhau. Đây là thành phần quan trọng trong thành phần của máu. Khi thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Trẻ em dưới 24 tháng tuổi là độ tuổi dễ có nguy cơ bị thiếu sắt và thiếu máu nhất bởi tốc độ phát triển của các bé giai đoạn này rất nhanh chóng. Mỗi ngày, lượng sắt mà bé cần đều tăng lên.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt, thiếu máu ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt, thiếu máu ở trẻ em. Dưới đây là một số những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất.
Thiếu máu ở trẻ em do cơ thể bị thiếu sắt trong giai đoạn mang thai
Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng sẽ cần đến rất nhiều sắt và chất dinh dưỡng để cơ thể và triển và dự trữ. Việc thai nhi bị thiếu sắt trong giai đoạn mang thai sẽ khiến cho lượng chất sắt dự trữ của bé không đủ để để tao máu trong vài tháng đầu tiên sau khi ra đời.
Việc thai nhi bị thiếu lượng sắt dự trữ có thể xảy ra vì bé bị sinh non hoặc do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu thiếu sắt.
Đối với những thai nhi đủ tháng và được cung cấp đầy đủ sắt trong suốt thai kỳ. Lượng sắt mà trẻ dự trữ dược là 2.500 – 3.000mg.
Thiếu sắt do tốc độ phát triển quá nhanh
Tốc độ phát triển của trẻ sơ sinh là rất nhanh về cả chiều cao, cân nặng và trí não. chính vì vậy, lượng sắt cần dùng để tạo máu ở trẻ sơ sinh là rất lớn. Tuy nhiên, thực phẩm mà bé ăn trong những tháng đầu không có nhiều sắt. Điều này gây ra tình trạng cơ thể bé bị thiếu hụt sắt để tạo máu, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ em, trẻ sơ sinh.
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Chế độ dinh dưỡng cho bé trong những tháng đầu tiên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt thiếu máu.
Thiếu sắt, thiếu máu ở trẻ em do các loại bệnh lý
Các căn bệnh mà trẻ thường xuyên gặp phải cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho khả năng hấp thu sắt của bé bị yếu đi. Điều này khiến cho trẻ gặp phải vấn đề thiếu sắt, thiếu máu và ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng phát triển của trẻ.
Cách bổ sung sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu ở trẻ em
Khi trẻ gặp phải tình trạng thiếu sắt thiếu máu và làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Các bà mẹ bỉm sữa cần chú ý đến việc tăng cường bổ sung sắt cho bé bằng một số cách sau:
Bổ sung sắt qua chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ các thành phần, đặc biệt là sắt sẽ giúp cho cơ thể bé có đủ lượng sắt để tạo máu đi nuôi cơ thể. Hạn chế xảy ra tình trạng thiếu máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số loại thực phẩm giàu sắt mẹ nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng để cung cấp đủ sắt cho trẻ:
- Bổ sung các loại rau xanh như: Rau muống, cải bó xôi hay rau bồ ngót
- Bổ sung gan động vật: Gan heo, gan gà hoặc gan bò đều chứa nhiều chất sắt mà mẹ bỉm nên chú ý bổ sung
- Bổ sung các loại hải sản: Trai, sò, hàu, những loại hải sản chứa nhiều sắt
- Bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin C để hỗ trợ khả năng hấp thụ sắt.
Bổ sung sắt bằng các chế phẩm sắt
Cung cấp sắt bằng các chế phẩm, thuốc bổ sung sắt sẽ giúp cơ thể bé được bổ sung ngày mà không cần phải trải qua quá trình tiêu hóa, hấp thụ, tích trữ.
Tuy nhiên, khi uống các loại chế phẩm bổ sung sắt, các mẹ bỉm cần tham khảo, hỏi ý kiến của bác sĩ, sử dụng theo liều lượng để đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Trên đây là một số những thông tin chi tiết về tình trạng thiếu sắt, thiếu máu ở trẻ em, trẻ sơ sinh. Hy vọng thông qua những nguyên nhân cụ thể đã được đề cập ở trên và một số cách để bổ sung sắt cho trẻ sẽ giúp bạn đọc, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa trong việc chăm sóc bé yêu của mình.