Vào những ngày đầu sau khi mang thai, bạn cả ông xã thường phải đối mặt với một vấn đề rất lớn do thành viên mới của gia đình mang lại – đó là những đêm không ngon giấc vì bận rộn với thành viên mới.
Vào một tháng đầu tiên, bé cần ngủ rất nhiều. Mặc dù ngủ ngon lành vào ban ngày, nhưng trẻ sơ sinh hay khóc vào ban đêm. Những lúc bé khóc vào đêm khuya như vậy, bạn cần phải dỗ dành, cho bú sữa, và vừa ẵm vừa ru thì bé mới yên lặng ngoan ngoãn, hoặc thậm chí bé còn đòi ngủ trên người của bạn. Nhưng hễ bạn bỏ bé vào trong nôi, bé lập tức sẽ lại khóc thét lên ngay.
Vậy tại sao trẻ sơ sinh lại đòi ẵm trong khi ngủ đêm?
Thứ nhất, khi còn ở trong bụng mẹ, bé được bao bọc trong một lớp nước ối an toàn, toàn bộ cơ thể và da tiếp xúc với nước ối ở nồng độ và áp lưc rất phù hợp cho trẻ. Sau khi ra đời, trẻ bị mất đi sự bảo vệ này, từ đó cảm thấy mất an toàn.
Thứ hai, trẻ sơ sinh thường muốn nghe những thanh âm quen thuộc với trẻ trong suốt thời gian ở trong bụng mẹ. Mỗi ngày ở trong bụng mẹ, trẻ đều được nghe tiếng tim đập của mẹ, và yêu thích âm thanh này. Vì vậy, khi ra thế giới bên ngoài, đối mặt với nhiều điều mới, trẻ sẽ thích lại tiếng tim đập của mẹ, đó là lý do vì sao em bé thường thích được ẵm thẳng đứng, dựa đầu vào lưng mẹ, hoặc muốn nằm trên bụng của người lớn.
Có thể nói, trẻ sơ sinh có khả năng thích nghi mạnh mẽ và nhanh chóng, thường thì chỉ mất 3 tháng. Đó là lúc cơ thể của trẻ đã phát triển hơn và hệ thống thần kinh cũng đã dần hoàn thiện, bé sẽ không còn có những biểu hiện như vậy nữa. Nhưng tuy nhiên, trẻ sẽ có những nhu cầu về tình cảm và tinh thần cao hơn trước giờ đi ngủ, điều đó đòi hỏi ba mẹ phải có những “chiến thuật” mới để giúp bé ngủ ngon và hạn chế khóc đêm.
“Chiến thuật” giúp trẻ sơ sinh không còn quấy khóc vào ban đêm
- Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, như nhu cầu ăn uống, đại tiện, tiểu tiện…Ngoài các yếu tố tâm lý và tình cảm, đây là một trong những nguyên nhân thể chất khiến trẻ sơ sinh hay khóc vào ban đêm mà các mẹ đặc biệt cần lưu ý. Nhu cầu về dinh dưỡng và phát triển thể chất của trẻ sơ sinh trong những ngày mới sinh rất cao. Một ngày của bé chỉ xoay quanh việc bú sữa, đi vệ sinh, ngủ…không phân biệt bất kể thời gian gì, điều đó khiến các mẹ bận rộn với bé suốt cả ngày. Vì vậy, mỗi đêm bé khóc, bạn hãy thử các cách dỗ dành để “điều trị” cơn khóc của bé, nếu bé có nhu cầu về thể chất thì chỉ cần cho bé bú sữa hoặc thay tã cho bé.
- Thể hiện tình cảm bằng lời nói giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức và tương tác: quan sát những biểu hiện trên khuôn mặt bé có thể giúp bạn hiểu được nhu cầu thể chất và tình cảm. Mặc dù bé chưa dùng lời nói để đáp lại bạn, nhưng bé rất nhạy cảm và có thể cảm nhận được tình cảm thông qua lời nói, đặc biệt là nhạy cảm với âm thanh có âm điệu cao của phụ nữ. Tăng cường giao lưu tình cảm qua lời nói có thể
- Tăng cường tiếp xúc trực tiếp qua làn da: Bằng cách massage bụng hay tắm rửa cho trẻ, hoặc đơn giản là những cái ôm, hôn, ba mẹ có thể gần gũi với con hơn, sự liên kết với thành viên mới cũng dần dần tăng lên và gắn bó hơn
- Tăng cường tiếp xúc bằng mắt là một cách tuyệt vời để bạn thắt chặt tình cảm với trẻ sơ sinh, giúp trẻ cảm nhận tình yêu thương của bạn dành cho bé. Khoảng cách phù hợp để mẹ và bé tương tác ánh mắt trong giai đoạn này là từ 2O – 3O cm. Mỗi khi cho con bú, hãy nhìn bé với ánh nhìn quan tâm và mỉm cười hạnh phúc vì mẹ may mắn có con trong cuộc đời – bất cứ hành động nào thể hiện tình thương của bạn dành cho bé. Nếu khi cho bé bú, bạn không chuyên tâm, quay mặt nói chuyện với người khác hoặc làm một công việc riêng (như lướt web trên điện thoại sẽ tạo nên một trải nghiệm tình cảm không mấy tốt đẹp cho bé.