Điều gì là nét đặc biệt trong sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29, ngoài việc em bé đang phát triển trí não rất nhanh?
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29
Tuần thứ 29, em bé đã tăng đến khoảng 1,15 kg với chiều dài 38.6 cm ( tham khảo bảng cân nặng, chiều dài của thai nhi theo tuần. Click xem). Bé thường thể hiện những cơn nấc cụt – như một cách rèn luyện hít thở chuẩn bị cho ngày chào đời.
– Mỡ tiếp tục được tích tụ dưới da
– cũng không ngoài mục đích chuẩn bị một diện mạo thật đẹp để bé bước ra với thế giới. Thân hình bé nhỏ của bé đã khó khăn tích tụ đủ mỡ bao quanh cơ thể, đến thời điểm này, mỡ đã chiếm 3,5% cân nặng toàn cơ thể.
– Mắt của bé đã có thể di chuyển trong hốc mắt vào tuần thứ 29.
– Em bé cũng trở nên nhạy cảm với sự thay đổi ánh sáng, âm thanh, mùi và vị.
– Bé đã có thể di chuyển từ bên này sang bên kia. Nhưng một số bé vẫn ở vị trí đầu hướng lên trên, mông hướng về phía cổ tử cung. Tuy nhiên, một vài tuần tới bé sẽ di chuyển về vị trí ngôi đầu để chuẩn bị cho ngày ra đời.
– Cơ bắp của bé tăng lên mỗi ngày, dẫn đến những chuyển động của bé sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Chuyển động thường xuyên nhất là từ tuần 26 – 30, bởi vì bé vẫn có đủ không gian để di chuyển trong bụng mẹ và xoay đầu lần cuối cùng
– Hệ hô hấp của bé đang phát triển xa hơn, khi phổi tiếp tục phát triển, với cấu trúc giống với một cái cây
– Số lượng các nhánh cuống phổi nhỏ và túi phổi tăng lên. Hệ hô hấp của con người mất gần 8 năm đầu đời để phát triển toàn diện, vì vậy, thời điểm này chỉ là những bước nhỏ đầu tiên.
Trong thời gian này, bé đặc biệt cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic và chất sắt. Bên cạnh đó, trong tam cá nguyệt này, 250 mg canxi của bạn sẽ chuyển sang cho bé để phục vụ cho quá trình làm khung xương cứng cáp và trưởng thành hơn.
Mẹ thay đổi như thế nào với sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29?
Khác với tuần thai thứ 6 bụng của mẹ đang lớn lên rõ ràng và mẹ khó lòng mà làm ngơ nó. Thậm chí nếu bụng của mẹ không quá to so với những bà bầu khác, mẹ vẫn có thể cảm nhận được tác động của nó lên chân, bàng quang, và bụng của mình. Tư thế cuối người xuống không còn phù hợp cho các mẹ bầu từ thời điểm này, bạn có thể tưởng tượng rằng tư thế đó khiến cho em bé bị nén lại giữa lưng và đùi. Hơn nữa, tư thế này rất dễ khiến bạn bị ngã vì không giữ được trọng tâm. Thay vì cong lưng để hạ trọng tâm xuống, hãy khụy đầu gối nếu bạn muốn với hoặc chạm vào vật gì ở dưới thấp.
Cơn đau lưng đã trở lại, không phải là dấu hiệu như lúc bắt đầu mang thai, mà là vì lưng đang “đối phó” với sức nặng của bụng bầu ở phía trước mặt bạn.
Bên cạnh đó, bạn sẽ còn cảm thấy người mình sưng và phù nề hơn, bởi vì cơ thể bạn tăng cường tuần hoàn máu và dịch bên trong. Chân, tay và các ngón tay trông có vẻ “mũm mĩm” hơn trước.
Tam cá nguyệt thứ 3 là thời gian nhiều mẹ bầu cảm thấy sự thay đổi đáng kể về thân nhiệt. Đôi khi, mẹ sẽ thấy mình toát mồ hôi, và chỉ muốn hạ nhiệt độ máy điều hòa xuống. Hãy tránh ăn các món cay, thức uống có cồn và giảm bớt căng thẳng, vì đó là những yếu tố khiến bạn tăng thân nhiệt và làm tình trạng tệ hơn.
Ngực của mẹ trở nên nặng hơn và căng hơn. Những mạch máu được giãn ra trở nên rất rõ ràng và núm vú sẽ tiếp tục sẫm màu hơn.
Bắt mạch cảm xúc của mẹ tuần này
Bạn có thể cảm thấy thư giãn hơn một chút, khi biết rằng, nếu bạn sinh non trong giai đoạn này, em bé vẫn có nhiều khả năng sống sót. Đặc biệt nếu trước đây mẹ bầu đã trải qua việc sinh non thì đến giai đoạn này sẽ rất lo lắng nó sẽ xảy ra lần nữa.
Mẹ nên bắt đầu sắp xác định mức độ ưu tiên cho công việc, việc nào quan trọng, việc nào không. Nghĩ về những việc bạn phải hoàn thành trước và sau khi sinh con. Cố gắng hạn chế căng thẳng và hướng đến một cuộc sống đơn giản hơn.
Thay đổi suy nghĩ về ngoại hình là một điều cần thiết phải làm từ giai đoạn này. Sau khi sinh, vóc dáng của bạn sẽ không trở về như trước khi mang thai ngay lập tức, vì thế, bạn sẽ phần có cái nhìn lạc quan hơn về vẻ đẹp và sự thu hút của phụ nữ sau sinh.
Tâm trạng “lơ lửng” là một tình trạng phổ biến trong giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy vô cùng hạnh phúc hoặc cũng có thể rơi vào lo lắng tột độ, và đôi khi còn khóc rất nhiều. Hãy đổ lỗi tình trạng này cho sự thay đổi của hóc môn, đó là nguyên nhân khiến cho tâm trạng của mẹ thay đổi.