• Login
No Result
View All Result
beyeume
  • Mong có baby
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thụ thai
  • Mang thai
    • Sức khỏe và dinh dưỡng
    • 40 tuần thai
    • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
    • Chuyện sinh nở
    • Chăm sóc sau sinh
  • Chăm sóc bé
    • Trẻ sơ sinh
    • Bệnh trẻ em
    • Tã cho bé
    • Dinh dưỡng cho bé
    • Bé ăn dặm
    • Sữa cho bé
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
    • Bé đi mẫu giáo
    • Bé đi nhà trẻ
    • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Mẹ Đẹp
  • Nên Dùng
  • Mong có baby
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thụ thai
  • Mang thai
    • Sức khỏe và dinh dưỡng
    • 40 tuần thai
    • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
    • Chuyện sinh nở
    • Chăm sóc sau sinh
  • Chăm sóc bé
    • Trẻ sơ sinh
    • Bệnh trẻ em
    • Tã cho bé
    • Dinh dưỡng cho bé
    • Bé ăn dặm
    • Sữa cho bé
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
    • Bé đi mẫu giáo
    • Bé đi nhà trẻ
    • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Mẹ Đẹp
  • Nên Dùng
No Result
View All Result
beyeume
No Result
View All Result
Home Mang thai 40 tuần thai

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 20

mehattieu by mehattieu
19/03/2023
in 40 tuần thai
0
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 20
0
SHARES
8
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thai nhi tuần thứ 20 là thời điểm mẹ bầu đã đi được một nửa chặng đường của thai kỳ. Trong suốt 20 tuần mang thai, thai nhi đã có những bước phát triển và thay đổi rất lớn về thể chất, cân nặng, chiều dài và cả khả năng nhận thức. Thai nhi tuần thứ 20 cũng bắt đầu có tóc, bộ não cũng đang không ngừng phát triển và hoàn thiện.

Nội Dung Bài Viết

  1. Thai nhi 20 tuần phát triển như thế nào?
  2. Thai nhi tuần thứ 20 các mẹ bầu có sự thay đổi như thế nào?
  3. Thai nhi tuần thứ 20, mẹ bầu nên có những kế hoạch gì?

Thai nhi 20 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 20 tuần tuổi là giai đoạn giữa thai kỳ. Lúc này, em bé đã đạt được chiều dài khoảng 16,5cm, cân nặng của bé đạt khoảng 300 gam theo bảng cân nặng thai nhi. Với chiều dài và cân nặng như vậy, bạn có thể tưởng tượng cả cơ thể của thai nhi tuần thứ 20 này sẽ như một quả chuối. Vậy, các bộ phận khác trên cơ thể thai nhi giai đoạn này sẽ như thế nào? Chi tiết bạn đọc có thể xem ở bảng bên dưới.

thai nhi tuần thứ 20

– Chiều dài của chân đã đạt đến kích thước tương đối. Khi các cơ phát triển mạnh hơn, bạn cũng dần cảm nhận những cú đạp của em bé trong bụng mạnh hơn và thường xuyên hơn.

– Tim thai phát triển mạnh mẽ hơn. Để cảm nhận điều này, mẹ hãy làm theo cách sau: tìm một nơi yên tĩnh và nằm ngửa ngay ngắn, sau đó, đặt tên lên tim và cảm nhận nhịp đập của tim mình, tiếp đến là đặt tay lên bụng của mình. Bạn có thể phân biệt được cả hai nhịp tim đập.

– Các tế bào miễn dịch được truyền từ cơ thể mẹ sang cho bé, giúp bảo vệ bé khỏi vi rút bạn đang mang trong mình cho đến 6 tháng sau sinh.

– Hệ thần kinh giác quan đã phát triển và định vị tại các vùng não. Sự sản xuất tế bào dần giảm xuống vì các tế bào thần kinh hiện tại đang phát triển lớn hơn và hình thành những kết nối phức tạp.

– Em bé thỉnh thoảng sẽ giật mình vì những âm thanh lớn. Bé có thể nghe thấy âm thanh từ bên ngoài một cách rõ ràng. Những âm thanh thân quen, tiếng nhạc mà em bé thường được bạn cho nghe trong giai đoạn phát triển trong bụng mẹ sẽ có thể làm dịu bé sau khi sinh.

– Đến giai đoạn này, nếu em bé là bé gái, tử cung đã được hình thành với 6 triệu trứng trong buồng trứng. Nếu bé là bé trai, tinh hoàn của bé đang di chuyển dần xuống, nhưng vẫn chưa qua thành bụng.

– Môi của bé đã dần định hình rõ ràng hơn, lông mi và lông mày cũng đã xuất hiện. Bé không còn hình dáng của một người ngoài hành tinh như những ngày đầu tiên nữa. Bé trông giống với một đứa trẻ thu nhỏ, và có thể nói, nhỏ hơn kích thước khi sinh 8 lần.

– Những khung xương mỏng manh tiếp tục hóa xương và cứng hơn , các móng tay của bé cũng đã phát triển đầy đủ và cả vân tay cũng được hình thành.

Thai nhi tuần thứ 20 các mẹ bầu có sự thay đổi như thế nào?

Đến giai đoạn thai nhi tuần thứ 20, thông thường, các mẹ bầu đã tăng lên khoảng 5 kg so với thời điểm chưa mang thai. Mẹ nên tiếp tục giữ phong độ tăng cân vừa phải, lạnh mạnh như vậy cho đến cuối thai kỳ. Nếu giai đoạn trước khi mang thai, cơ thể mẹ bị thiếu cân thì trong giai đoạn này, mẹ cần tăng nhiều cân hơn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất để trẻ phát triển bằng cách thiết kế thực đơn chuẩn cho bà bầu và thực hiện theo.

Thai nhi tuần thứ 20 đôi khi sẽ khiến cho mẹ có cảm giác khó thở, mệt mỏi do sức khỏe khi mang thai và khả năng chịu đựng của mẹ sẽ yếu hơn bình thường. Hệ tuần hoàn của mẹ bầu lức này phải làm việc căng thẳng hơn để bơm máu khắp cơ thể và cung cấp cho thai nhi thông qua dây rốn.

Ở giai đoạn này, các mẹ bầu hãy cố gắng bổ sung nhiều chất sắt – một loại khoáng chất giúp tạo hemoglobin trong máu, nhằm hỗ trợ sản xuất nhiều tế bào hồng cầu. Vì trong thời gian mang bầu, bạn cần thêm rất nhiều máu để duy trì sức khỏe, cho em bé đang lớn và nhau thai.

Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt mà mẹ bầu nên bổ sung vào bữa ăn như thịt đỏ, các sản phẩm từ đậu nành, nho khô, ngũ cốc, các loại rau củ.

Trong giai đoạn thai nhi tuần thứ 20, cơ thể mẹ có thể sẽ toát nhiều mồ hôi và nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng hơn một chút trong thời gian này. Bạn sẽ đối mặt với chuyện này cả ngày, vì vậy, bạn chắc chắn sẽ muốn mặc quần áo mỏng hơn, ít lớp hơn để tỏa nhiệt ra ngoài. Đừng để cơ thể quá nóng, hãy tắm khi nào bạn muốn, và tránh các loại quần áo từ sợi tổng hợp tiếp xúc da. Máy quạt hoặc máy lạnh sẽ là bạn đồng hành không thể thiếu của các mẹ bầu kể từ giai đoạn này.

Mẹ bầu sẽ vô cùng hào hứng và chờ đợi những cú đạp chân của con vào thành bụng. Bạn có thể đặt tay lên bụng cả ngày, chỉ để chờ đợi những dấu hiệu của con, và chắc chắn rằng mọi việc vẫn ổn. Thường thì các bà mẹ trong giai đoạn này chỉ tập trung vào mỗi em bé, và chẳng thế suy nghĩ đến những điều gì khác. Đó cũng là một cách tốt để mẹ quên phiền muộn và quan tâm đến những gì quan trọng đối với mình.

Từ giai đoạn này trở đi, mẹ bầu sẽ thường xuyên mất ngủ hoặc cảm thấy mất ngủ vào ban đêm do các cơn đau nhức hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Hãy chắc chắn mẹ bầu đã biết rõ các mẹo giúp mình ngủ ngon hơn từ khi thai nhi tuần thứ 20 trở đi.

Thai nhi tuần thứ 20, mẹ bầu nên có những kế hoạch gì?

Để ăn mừng cột mốc quan trọng này, thai nhi tuần thứ 20. Các mẹ có thể nuông chiều bản thân một chút các mẹ nhé. Một số hoạt động gợi ý cho bạn như đốt nến thơm thư giãn, mặc đầm ngủ hoặc pajamas mới, đi massage toàn thân dành cho bà bầu, mua thêm một vài bộ đầm mới cho những tháng tiếp theo.

Với những thông tin về quá trình mang thai tuần thứ 20 và sự thai nhi 20 tuần phát triển như thế nào mà Beyeume cung cấp trên. Mong ràng các mẹ bầu sẽ có thêm thông tin chi tiết để có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Previous Post

Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé cần những gì?

Next Post

Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì?

mehattieu

mehattieu

Nếu thấy bài viết hay hãy ủng hộ beyeume.vn bằng một share lên Facebook các mẹ nhé. Chúc các mẹ và bé nhiều sức khỏe, nhiều nhiều hạnh phúc.

Next Post
Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin nên xem

Trẻ 7 tháng ăn được thịt gì?

Trẻ 7 Tháng Ăn Được Thịt Gì? Cần Nắm Rõ Những Lưu Ý Khi Cho Trẻ Ăn Thịt

4 tuần ago
thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Đủ Dưỡng Chất, Giúp Bé Tăng Cân Nhanh

4 tuần ago

Bài nổi bật

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

6 tháng ago
tu cung mo bao nhieu thi sinh

Cổ tử cung mở 1 ngón tay thì bao giờ sinh

6 tháng ago

Tin hay khác

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

6 tháng ago
tu cung mo bao nhieu thi sinh

Cổ tử cung mở 1 ngón tay thì bao giờ sinh

6 tháng ago
Bảng cân nặng chuẩn thai nh

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ (số liệu mới cập nhật)

6 tháng ago
Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái

Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? [ Giải Đáp ]

6 tháng ago
Bé 11 tháng chưa biết bò có bất thường không?

Bé 11 tháng chưa biết bò có bất thường không?

6 tháng ago
beyeume

beyeume.vn là website tổng hợp về kinh nghiệm, kiến thức hữu ích về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Chuyên Mục

  • 40 tuần thai
  • Bé ăn dặm
  • Bé đi mẫu giáo
  • Bé đi nhà trẻ
  • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Bệnh trẻ em
  • Chăm sóc bé
  • Chăm sóc sau sinh
  • Chuẩn bị mang thai
  • Chuyện sinh nở
  • Dinh dưỡng cho bé
  • Hỏi đáp
  • Mang thai
  • Mẹ Đẹp
  • Mong có baby
  • Nên Dùng
  • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
  • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
  • Sữa cho bé
  • Sức khỏe và dinh dưỡng
  • Tã cho bé
  • Thụ thai
  • Tin tức
  • Trẻ sơ sinh

Mạng Xã Hội

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Điều Khoản Sử Dụng Nội Dung
  • Chính sách bảo mật

Copyright © 2023, beyeume - Chuyên trang mẹ & bé.

No Result
View All Result
  • Blog
  • Chính sách bảo mật
  • Điều Khoản Sử Dụng Nội Dung
  • Giới Thiệu
  • Home Beyeume
  • Liên Hệ

Copyright © 2023, beyeume - Chuyên trang mẹ & bé.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In