Trong những tuần cuối thai kỳ, bé sẽ có những thay đổi rõ rệt, đặc biệt là cân nặng. Vào cuối tuần 35, bé đã được coi là đủ ngày đủ tháng, có thể chào đời. Thử tìm hiểu sự phát triển của thai kỳ tuần 35 với bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bé yêu chào đời ba mẹ nhé!
Sự phát triển của thai kỳ tuần 35
Cơ thể bé trong tuần 35 đã dần hoàn thiện, giống một em bé nhiều hơn với việc rụng hết các lớp lông tơ bao phủ bé. Cân nặng của bé sẽ tăng đều đặn khoảng 30 gram mỗi ngày. Nếu dựa theo bảng cân nặng và chiều dài của thai nhi mới nhất hiện nay thì bé sẽ nặng khoảng 2,4 kg đến 2,7 kg và cao khoảng 47 cm tính từ đầu đến gót chân.
Lúc này, bé của bạn sẽ có tư thế nằm chúc đầu xuống hướng gần cổ tử cung để chuẩn bị tư thế sẵn sàng chào đời. Nếu không, bạn có thể nhờ bác sĩ thực hiện “xoay thai từ bên ngoài” để dỗ bé vào vị trí quay đầu xuống bằng cách thao tác từ bên ngoài bụng của mẹ. Tuần 35 cũng là lúc khoảng trống trong bụng bạn cũng bắt đầu nhỏ dần đi, bé không còn thoải mái khi nhào lộn nữa, do đó bạn sẽ hay thấy bé đạp vào bụng của bạn.
Cơ quan hô hấp của bé trong tuần 35 được coi như hoàn thiện. Phổi của bé phát triển và sẵn sàng cho việc hít thở không khí bên ngoài rồi. Lúc này bé có thể thải ra phân su – “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời.
Thay đổi của mẹ bầu trong tuần 35
Cùng với sự phát triển của thai kỳ tuần 35, mẹ cũng sẽ có những thay đổi rất nhiều trong cuộc sống. Lý do là bởi kích thước của bé lớn dần khiến mẹ sẽ hơi vất vả trong vấn đề ăn uống, đi lại. Bạn vẫn tiếp tục tăng cân nhưng chậm hơn. Để tránh việc bị thừa cân gây khó sinh, bạn nên giữ mức cân nặng hợp lý trong thời gian này nhé!
Khác với thai kỳ tuần thứ 29 cơ thể bạn trong tuần này có thể sẽ phải bị chịu những cơn tê buốt râm ran. Nguyên nhân là do áp lực của thai nhi lên các dây thần kinh ở khu vực này. Do đó, bạn cần thường xuyên massage những chỗ bị tê, đi lại vận động nhẹ nhàng, không đứng một chỗ quá lâu.
Dinh dưỡng cho bé và mẹ bầu tuần thứ 35
Việc đầu tiên bạn cần làm đó là uống nhiều nước để giải bỏ độc tố, giảm ợ nóng, táo bón. Bên cạnh đó là việc ăn nhiều chất xơ để cơ thể được nhẹ nhõm, thoải mái. Đừng quên bổ sung can xi bằng sữa và các sản phẩm từ sữa để tăng cường thể chất cũng như trí não của bé nhé!
Ngoài ra, bố mẹ vẫn nên thường xuyên trò chuyện cùng bé để bé dần quen với việc sắp xuất hiện trong tổ ấm mới. Đây cũng là một cách hiệu quả để phát triển ngôn ngữ cho bé. Với bài tóm tắt về sự phát triển của thai kỳ tuần 35 trên đây, Bé yêu mẹ hy vọng là bạn đã chuẩn bị được tâm lý sẵn sàng đón bé yêu chào đời rồi. Hãy chuẩn bị sẵn những việc cần làm trước khi sinh ngay từ bây giờ nào mẹ nhé!