Siêu âm là một loại xét nghiệm lâm sàng ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu đối với tất cả các mẹ bầu. Siêu âm trong thời kỳ mang thai là việc cần thiết để nắm bắt tình hình phát triển của thai nhi, và cung cấp những thông tin quan trọng trong thai kỳ.
Mặc dù tính chất cần thiết của việc siêu âm như vậy, không có nghĩa là siêu âm nhiều sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe thai nhi
Siêu âm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Chúng ta luôn mang trong đầu suy nghĩ siêu âm là một hình thức khám bệnh không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng đối với thai nhi, hình thức kiểm tra lâm sàng này có thể khiến cho bé gặp phải những dị tật bẩm sinh.
Một nhóm bác sĩ người Thụy Điển đã nghiên cứu và cho thấy lạm dụng siêu âm có thể khiến cho thai nhi bị tổn thương nghiêm trọng, và đặc biệt là nguy cơ để lại di chứng cho bé trai còn nhiều hơn so với bé gái.
Bên cạnh đó, việc siêu âm trong giai đoạn đầu mang thai cũng mang tính cấm kỵ vì tính chất nguy hiểm của nó đối với em bé. Việc máy siêu âm liên tục rà trên bụng mẹ sẽ khiến nhiệt độ cơ thể của mẹ tăng lên 1 – 5 độ. Nếu quá trình siêu âm kéo dài hơn 1 phút, thân nhiệt của mẹ bầu có thể tăng lên thêm 5 độ C, gây tổn thương cho não của thai nhi.
Siêu âm bao nhiêu lần trong một thai kỳ là hợp lý?
Theo như kết quả của nghiên cứu trên, các mẹ bầu không nên siêu âm quá nhiều lần trong một thai kỳ, đặc biệt cần tránh 3 tháng đầu tiên. Vậy siêu âm như thế nào thì hợp lý?
Nếu mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và bình thường, số lần siêu âm tối thiểu trong suốt thai kỳ 9 tháng 1O ngày là 3 lần, rơi vào các thời điểm quan trọng. Ba cột mốc quan trọng đó là tuần 12 – 14, tuần 22- 24 và tuần 32 – 34.
Tuần 12 – 14: Đó là thời điểm kết thúc tam cá nguyệt thứ 1, bắt đầu tam cá nguyệt thứ 2. Các mẹ sẽ cần siêu âm để xác định tuổi thai, sức khỏe thai nhi và biết ngày dự sinh. Nhiều mẹ bầu sẽ không nhớ chính xác ngày kinh cuối cùng của mình, do đó, không thể tính được tuổi thai cũng như ngày dự sinh. Tuổi thai và ngày dự sinh em bé được tính chính xác nhất vào thời điểm này nhờ dựa vào các thông số chiều dài đầu mông của thai nhi. Tính chính xác của phương pháp tính này cao hơn so với cách tính căn cứ trên độ đo của 3 lát cắt cơ bản là lưỡng đỉnh, chu vi bụng và xương đùi. Trong trường hợp đó, siêu âm đầu thai kỳ trở nên rất cần thiết để mẹ bầu giải tỏa các thắc mắc của mình. Bên cạnh đó, siêu âm giai đoạn này giúp bác sĩ có thể dự đoán một số bất thường của các cặp nhiễm sắc thể dựa vào độ mờ da gáy.
Tuần 22 – 24: Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, bạn cần biết em bé của mình qua nửa chặng đường có phát triển đúng theo tiêu chuẩn của hầu hết các em bé khác hay không. Đồng thời, siêu âm thời gian này có thể giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh một cách rõ ràng như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật cơ quan nội tạng…Nếu bạn đang nôn nóng muốn biết giới tính của con mình, đây chính là thời điểm thích hợp để bạn biết một cách chính xác.
Tuần 32 – 34: Lần siêu âm này là để kiểm tra xem thai nhi có những dấu hiệu bất thường nào, tình hình nhau thai và nước ối, cân nặng của thai nhi…Nếu bạn dời thời gian siêu âm một chút đến tuần 36, bạn sẽ có thể biết chắc chắn ngôi thai trong thời điểm bạn sinh con là gì. Tất cả những thông tin này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng tiên lượng cho quá trình chuyển dạ của bạn.
Nếu bạn chẳng may gặp vấn đề khi mang thai như các bệnh về sinh sản, mắc các bệnh ảnh hưởng đến thai nhi thì bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thêm vào những lúc cần thiết. Cách tốt nhất là các mẹ hãy thực hiện khám thai định kỳ đầy đủ, và thực hiện xét nghiệm hay siêu âm dựa theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.