Rối loạn rụng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm khả năng thụ thai ở nữ giới, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, nhiều người lại ít chú ý đến vấn đề này và tác động nghiêm trọng của nó.
Khi bé gái được sinh ra, chúng được mang trong người tất cả lượng trứng mà chúng có trong suốt cuộc đời, và trứng sẽ rụng từng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt. Theo thời gian, sự vô sinh sẽ dần tăng lên khi mà chức năng của trứng giảm dần cho đến thời kỳ mãn kinh, tức là khi không còn trứng nào rụng nữa. Tuy nhiên, một số người sẽ mắc phải triệu chứng rụng trứng không đều, một số khác thậm chí còn không rụng trứng trong một vài tháng liên tục ngay khi còn rất trẻ. Chu kỳ rụng trứng thất thường là một trong những dấu hiệu cho thấy có vấn đề bất ổn xảy ra đối với các cơ quan sinh sản của bạn, có thể dẫn đến bệnh vô sinh.
Nguyên nhân gây rối loạn rụng trứng
Một số nguyên nhân có thể gây rối loạn rụng trứng như sau:
Rối loạn chức năng tuyến yên: Tuyến yên chính là cơ quan sản xuất ra các hoóc-môn kiểm soát hoạt động của buồng trứng. Nếu lượng hóc môn được tiết ra thấp hoặc không bình thường, trứng sẽ không nhận đủ kích thích và tác động để rụng đúng theo chu kỳ.
Rối loạn chức năng tuyến thượng thận: Tuyến thượng thận là cơ quan sản xuất ra hóc môn nam, nếu tuyến này tiết ra quá nhiều hóc môn nam trong cơ thể, khiến cho trứng không thể rụng được.
Cơ thể tiết quá nhiều hóc môn prolactin: Hóc môn prolactin chịu trách nhiệm kích thích cơ thể sản xuất sữa khi mang thai. Tuy nhiên, hàm lượng hóc môn này tăng cao khi phụ nữ không mang thai sẽ khiến cho việc rụng trứng diễn ra không đúng chu kỳ vì prolactin làm giảm hóc môn kích thích trứng chín và rụng.
Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp là cơ quan sản sinh ra hóc môn nam trong cơ thể. Việc hóc môn nam trong cơ thể không ổn định có thể ảnh hưởng đến việc rụng trứng.
Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc phải hội chứng này có đặc điểm là chu kỳ kinh nguyệt không đều và tăng hóc môn nam trong cơ thể. Điều này có thể biểu hiện ra bên ngoài thông qua tình trạng mụn mọc nhiều, lông dày đặc, tăng cân béo phì và buồng trứng to với nhiều nang trứng bên trong.
Có thể điều trị rối loạn rụng trứng hay không?
Hầu hết các rối loạn rụng trứng đều có thể điều trị. Hình thức điều trị tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Biện pháp điều trị y tế cần được kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc kích thích rụng trứng, đồng thời giảm stress. Thuốc kích thích hóc môn được sản xuất nhằm tăng lượng hóc môn FSH và LH, hai hoóc-môn điều khiển sự hoạt động của buồng trứng trong tuyến yên. Nhờ đó, buồng trứng sẽ nhận đủ tín hiệu để thúc đẩy trứng trưởng thành và phóng thích quả trứng đó.
Hầu hết bệnh nhân được điều trị bằng cách này sẽ lấy lại chu trình rụng trứng đều đặn và có thể mang thai trong vòng từ 3 đến 6 chu kỳ điều trị. Nếu đã quá khoảng thời gian này mà khả năng rụng trứng không được cải thiện, các bác sĩ sẽ thực hiện thêm các biện pháp phụ trợ. Một số trường hợp cần phải phẫu thuật nếu như có khối u mọc trong buồng trứng.
Rối loạn rụng trứng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh, tuy nhiên, không phải cứ điều trị rối loạn rụng trứng là có thể giải quyết được vấn đề vô sinh, vì bạn có thể mắc phải những vấn đề đi kèm và có thể khiến cho việc điều trị khó khăn hơn. Việc theo dõi và được điều trị bởi một chuyên gia sẽ giúp ích rất nhiều cho các cặp đôi đang phải đối mặt với vấn đề này. Lời khuyên được đưa ra là hãy đến gặp bác sĩ sớm khi bạn đã thử nhiều biện pháp mà vẫn chưa có thai như mong muốn.