Câu hỏi
Tôi năm nay 30 tuổi, hiện đang mang thai em bé thứ hai. Lần sinh con trước, tôi phải sinh mổ. Tôi rất lo lắng vì lần sinh trước của tôi diễn ra rất khó khăn. Vậy bà bầu từng sinh mổ cần lưu ý những gì, như chế độ ăn uống và vận động trong khi mang thai? Có những cảnh báo gì mà tô
Trả lời
Chào bạn.
Đối với phụ nữ đã từng trải qua sinh mổ và hiện đang mang thai lần nữa, chúng tôi luôn dành lời khuyên rằng hãy giữ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và khỏe mạnh. Đó là yếu tố chủ chốt giúp bạn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Vì vậy, thực hiện theo những gợi ý về chế độ ăn uống phù hợp sau đây sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ phải thực hiện sinh mổ lần thứ hai. Sau đây là một số điều mà bà bầu từng sinh mổ cần lưu ý:
Tránh ăn những món ăn chiên, xào hoặc được chế biến với quá nhiều dầu. Đồng thời, hạn chế sử dụng các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và các loại thức ăn qua chế biến dây chuyền.
Thay vì ăn 3 bữa thật no trong ngày, hãy ăn 6 – 7 bữa ăn nhỏ hơn và ăn thường xuyên. Điều này không những giúp bạn nhẹ bụng, dễ vận động và còn ngăn chặn các cơn đói của bà bầu.
Cố gắng ăn nhiều loại rau củ và trái cây sạch, tươi. Ví dụ, bạn có thể chế biến một món salad với nhiều loại rau và trái cây tươi theo mùa và ăn thêm một vài món ăn khác để bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Trong những bữa ăn phụ, bạn có thể ăn thêm những loại trái cây khô như hạnh nhân, nho khô, đào khô, chà và.
Những loại trái cây này chứa nhiều khoáng chất và vitamin như vitamin B12, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của thai nhi và ngăn chặn các biến chứng trong thai kỳ.
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cần thường xuyên đến kiểm tra sức khỏe và vận động hợp lý. Mặc dù phụ nữ mang thai không được khuyến khích tập những bài thể dục cường độ cao, nhưng hãy giữ cho mình ở trạng thái năng động bằng việc đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Nếu bạn cảm thấy đau bụng dưới, căng và nhức, hãy ngừng việc luyện tập và hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng này. Ngoài dấu hiệu trên, một số dấu hiệu khác mà bà bầu từng sinh mổ cần lưu ý như:
– Khó chịu vùng bụng dưới hoặc đau nhức bụng dưới.
– Tiêu chảy
– Đi tiểu nhiều và tiểu rắt
– Sốt cao
– Đau bụng dưới liên tục
– Chảy máu âm đạo
– Cảm thấy sưng và đau nhức ở vùng sẹo khi sinh mổ
– Chuyển động của thai nhi yếu dần và hầu như không có
Tóm lại, cách tốt nhất là bạn nên ăn uống cân bằng, tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong suốt thai kỳ để ngăn chặn những biến chứng khi sinh con sau một lần sinh mổ.