Mang thai và sinh con đem lại một sự thay đổi lớn cho cuộc sống của các chị em phụ nữ, ngay từ lúc bạn nhận được dấu hiệu hai vạch cho đến khi tận tay ôm đứa con bé bỏng vào lòng. Ngoài ra, thay đổi cơ thể sau sinh là điều dễ dàng nhận biết mà các bà bầu sẽ không tránh khỏi.
Toàn thân run rẩy
Bạn có bao giờ cảm thấy cả hai chân đang run rẩy sau một buổi tập thể dục, chạy bộ hoặc kéo giãn cơ khi tập yoga? Nếu đã từng hiểu cảm giác này, bạn hãy chuẩn bị tinh thần, vì bạn sẽ có cơ hội gặp lại nó trong giai đoạn chuyển dạ cuối cùng, hoặc ngay sau khi sinh con xong. Tình trạng này được gây ra bởi sự kết hợp giữa adrenaline khi rặn sinh cũng như sự thay đổi hóc môn của cơ thể.
Tình trạng này sẽ kéo dài một phút sau khi sinh hoặc biến mất trong vòng 1 giờ. Còn nếu nó kéo dài đến cả vài ngày sau khi, có thể bạn đã bị nhiễm trùng, và cần được điều trị ngay.
Một số bà bầu cần may lại vết thương ngay cả khi sinh thường. Bạn có thể nằm trong số này?
Nếu bà bầu cần được rạch tầng sinh môn khi sinh thường, hoặc bị thương tự nhiên thì vết thương này cần được may lại sau khi em bé ra đời.Tình trạng này thường diễn ra khi em bé quá lớn, và mẹ bầu cần được hỗ trợ trong quá trinh sinh. Những vết may sẽ dần biến mất nếu được may bằng chỉ tự tiêu, và sau một vài ngày, vùng âm đạo của mẹ sẽ trở lại tình trạng bình thường.
Ngoài ra, cơn đau và ê buốt ở phần âm đạo có thể kéo dài sau sinh. Với tình trạng này, bạn sẽ cần dùng đến một số dụng cụ giảm đau như túi chườm lạnh, ngâm bồn nước ấm.
Sản dịch sau sinh
Sinh em bé chưa hẳn là cột mốc kết thúc của hành trình mang thai và sinh con, bởi sau sinh, bạn còn cần trải qua quá trình hồi phục kéo dài từ 4 – 6 tuần. Đây là thời gian tiết sản dịch và tử cung dần co thắt lại. Sản dịch này chính là thành tử cung được hình thành trong quá trình mang thai, và đang được bong tróc ra dần sau khi em bé ra đời. Cũng giống sự đào thảo thành tử cung khi người phụ nữ không mang thai và hình thành kinh nguyệt mỗi tháng, sản dịch sau sinh cũng chứa thành tử cung, các tạp chất và máu. Lượng máu tiết ra những ngày đầu sẽ nhiều, nhưng cạn dần theo quá trình hồi phục của bạn. Chỉ có trường hợp máu tiết ra nhiều, liên tục và không có dấu hiệu phục hồi, chính là hiện tượng bang huyết. Không nhiều bà bầu gặp phải tình trạng này, nhưng hễ mắc phải sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Tình trạng phù nề vẫn chưa chịu buông tha cho bạn
Trong quá trình mang thai, lượng máu của bạn sẽ tăng lên gấp ½ lần. Mặc dù bạn sẽ mất máu khi sinh, nhưng lượng máu dư ra này, cũng như lượng dịch được truyền vào cơ thể để chống mất nước khi sinh vẫn còn trong cơ thể. Chính chất dịch thừa này đã gây nên tình trạng phù nề ở chân, thậm chí ở âm đạo và âm môi. Tuy nhiên, chứng phù nề sẽ biến mất trong khoảng 10 ngày đến hai tuần sau sinh mà không cần đến các biện pháp điều trị gì đặc biệt.
Bạn vẫn sẽ đi ngoài thường xuyên
Khi cơ thể bạn đang cố gắng loại bỏ nhiều chất lỏng dư thừa ra ngoài, một trong những con đường thích hợp nhất ngoài đường bài tiết. Việc mang thai có ảnh hưởng đến ổng dẫn tiểu của bạn trong giai đoạn này, bạn sẽ gặp vấn đề khi đi vệ sinh hoặc cảm giác khi có nhu cầu đi ngoài. Một số bà mẹ thậm chí còn bị xón tiểu khi đang ho hoặc hắt hơi nữa.