Âm đạo sẽ mở rộng hơn sau khi bạn sinh con?
Khi sinh con, âm đạo của bạn sẽ phải mở rộng rất nhiều, ít nhất là 10 cm, để em bé có thể ra ngoài. Nhiều phụ nữ lo lắng rằng âm đạo bị giãn rộng và chuyện quan hệ vợ chồng sẽ không giống như lúc trước khi có em bé. Bạn hãy nhớ rằng, cơ thể phụ nữ được thiết kế phù hợp với việc sinh đẻ. Ngay khi bạn sinh con, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và sưng ở âm đạo, nhưng rất nhanh sau đó, âm đạo của bạn sẽ trở lại bình thường. Âm đạo của phụ nữ rất đàn hồi, giống như một vòng cao su, có thể giãn mở rộng để có không gian cho bé chào đời, nhưng sau đó cũng co lại rất nhanh.
Tất nhiên, âm đạo sẽ co rút lại sau sinh, nhưng không hoàn toàn giống y hệt như trước đây, mà nó sẽ giãn hơn một ít. Để cải thiện cơ âm đạo sau sinh và giúp cơ thể trở lại tình trạng bình thường nhanh chóng, bạn nên áp dụng các bài tập đặc biệt cho phụ nữ sau sinh.
Quan hệ vợ chồng khi mang thai
Đây là một trong những thắc mắc mẹ bầu ngại hỏi, dù cho chuyện quan hệ vợ chồng luôn là vấn đề không thể thiếu trong đời sống hôn nhân và bạn cảm thấy cần thiết phải được giải thích cụ thể về nó. Những câu hỏi liên quan vấn đề này thường là có nên quan hệ vợ chồng khi mang thai hay không, làm thế này có an toàn không, tư thế như thế nào là phù hợp và an toàn… Thông thường, các cặp đôi đều có thể tiếp tục quan hệ vợ chồng trong suốt thời gian mang thai, chỉ trừ một số trường hợp bác sĩ chỉ định không nên. Nếu bạn có nguy cơ chuyển dạ hoặc sinh con sớm hơn ngày dự sinh, bạn sẽ được yêu cầu tránh quan hệ tình dục. Hoặc nếu bạn không thuộc trường hợp đó, các sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng vẫn an toàn.
Bạn cảm thấy mùi hôi ở âm đạo trong thời kỳ mang thai. Liệu đây có phải là vấn đề nghiêm trọng hay dấu hiệu của bệnh?
Một vài mẹ bầu sẽ để ý thấy mùi ở vùng âm đạo khi mang thai, đó là do hàm lượng hóc môn estrogen trong cơ thể gia tăng, làm tiết ra chất dịch từ cổ tử cung. Các mẹ bầu đôi khi còn thấy dịch màu trắng sữa tiết ra khi mang thai. Chất dịch màu trắng này có thể khiến cho âm đạo có mùi nặng hơn, nhưng bạn không cần lo lắng vì đây là hiện tượng hết sức bình thường.
Bạn cần phải lo lắng và đi khám nếu phát hiện dịch tiết màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi nặng và tanh, vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh lây nhiễm. Còn nếu bạn có dịch tiết từ âm đạo, kèm theo triệu chứng ngứa và đỏ ở bộ phận sinh dục, bạn cũng cần phải đi khám ngay, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh do nấm hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ngứa vùng âm đạo
Ngứa âm đạo có thể là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm nhưng cũng có thể là một phần của việc mang thai. Nếu đó là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, hoặc do viêm nhiễm, nấm ngứa, bạn chắc chắn cần đi kiểm tra và được chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cho thấy ngứa vùng âm đạo chỉ đơn giản là do thay đổi độ pH. Để giải quyết được triệu chứng này, bạn có thể dùng baking soda để làm giảm nồng độ pH ở âm đạo. Chỉ cần trộn baking soda với một ít nước tạo nên hỗn hợp đặc, thoa vào vùng âm đạo, sau đó rửa sạch với nước ấm có thêm một ít baking soda hòa tan.
Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh thường xuyên, giữ bộ phận sinh dục sạch sẽ, dùng xà phòng nhẹ dịu và nước ấm.
Vì sao đôi khi bạn không thể kiềm chế được cơn đau tiểu?
Hầu hết chúng ta đều biết rằng phụ nữ mang thai có xu hướng sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên hơn bình thường. Khi bạn mang thai, nhu cầu tuần hoàn máu tăng cao hơn và sức nặng của em bé gây áp lực lên bàng quang, khiến cho bạn đau tiểu thường xuyên hơn. Chúng ta sẽ không mong muốn việc nước tiểu tự động ra ngoài một cách không kiểm soát, tuy nhiên, những thao tác và cử động cơ thể khi bạn hắt hơi hoặc ho sẽ tác động lên bàng quang và khiến nước tiểu bì rò rỉ.
Các bài tập với cơ sàn chậu, tương tự với các bài thể dục sau sinh có thể giúp bạn hạn chế vấn đề này. Tránh uống cà phê, nước ngọt có ga và bệnh táo bón. Bệnh táo bón cũng gây áp lực lên bàng quang, khiến cho việc đẩy nước tiểu ra ngoài càng dễ dàng xảy ra.
Nếu bạn không thể xác định chất lỏng bị rò rỉ ra ngoài có phải là nước tiểu hay không, bạn cần đến khám để đảm bảo rằng không vấn đề gì xảy ra với bạn và em bé. Chúng ta không dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa nước tiểu và nước ối, nên tốt nhất là hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hay trực giác mách bảo bạn rằng nước ối đã vỡ.