Các mẹ bầu thường có vô vàn thắc mắc xoay quanh các vấn đề mang thai, chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, sinh con, chăm sóc mẹ và em bé sau sinh…Đôi khi các mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái nhờ bác sĩ tư vấn và có được hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, sẽ những có câu hỏi tế nhị mà các mẹ bầu sẽ ngại ngần, và muốn tự tìm hiểu hơn là hỏi bác sĩ, thường liên quan đến chức năng cơ thể và vấn đề “chăn gối”.
Mặc dù bác sĩ đã được nghe về những vấn đề của mẹ bầu trong giai đoan thai nghén, bạn vẫn cảm thấy không thoải mái để hỏi về chúng. Vậy hãy tham khảo bài viết về những thắc mắc mẹ bầu ngại hỏi sau đây, biết đâu các mẹ bầu có thể tìm được lời giải đáp hợp lý, xua tan bối rối trong thời kỳ mang thai.
Tại sao phụ nữ mang thai hay mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai. Bệnh trĩ bị gây ra bởi áp lực của em bé lên tĩnh mạch trực tràng. Các mạch máu bị sưng lên, tạo thành cục u rất đau, ngứa, hoặc gây khó chịu bên trong hoặc bên ngoài trực tràng. Tình trạng này có thể xuất hiện vào bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ, hoặc trong lúc rặn sinh. Nếu bạn mắc phải bệnh trĩ nghiêm trọng, gây đau nhức, bạn cần đi khám để được kê thuốc điều trị.
Vừa sinh con, vừa “đi ngoài” – Điều này có thật hay không?
Nhiều người bạn, hoặc bà và mẹ của bạn đã từng cảnh báo với bạn về việc này, và dường như câu hỏi này không còn xa lạ gì với các chị em phụ nữ. Khi bạn chuyển dạ và đã đến lúc rặn sinh, bạn sẽ được y tá hướng dẫn rặn sinh theo cách tương tự với cách bạn đi ngoài. Vì khi rặn sinh, bạn vận động cùng một loại cơ và hướng xuống tương tự với khi đi ngoài, điều đó hoàn toàn có thể khiến bạn đẩy một ít phân ra ngoài cùng lúc sinh em bé.
Thực sự thì điều này là một tình trạng bình thường mà nhiều phụ nữ gặp phải, bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tránh không để điều này xảy ra, hay cố gắng đi thường xuyên để tống phân ra ngoài.
Hãy ăn khẩu phần giàu chất xơ và uống nhiều nước, đặc biệt vào những ngày cuối cùng của thai kỳ. Nếu vào những ngày thai cuối cùng, bạn bị mắc táo bón, bạn cần uống nước ép cam hoặc mơ và vận động nhiều hơn một chút để có thể làm nhẹ những thứ trong bụng và đưa chúng ra ngoài.
Sữa rò rỉ ra từ ngực trước khi bạn sinh con. Lý do vì sao?
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, một số mẹ bầu sẽ thấy ngực rò rỉ chất lỏng màu vàng nhạt – đó là sữa non được tiết ra trước khi cơ thể thực sự sản xuất sữa mẹ. Tùy cơ địa của mỗi mẹ bầu, sữa non có thể được tiết ra sau khi mẹ sinh em bé hoặc ngay trong tam cá nguyệt thứ ba. Nếu bạn bắt đầu tiết sữa từ trước khi em bé chào đời, điều này có nghĩa là cơ thể bạn đang chuẩn bị cho quá trình tiết sữa cho con bú bằng việc thay đổi hóc môn. Dù bạn có thể thay đổi hóc môn để thích nghi với việc cho con bú sớm nhưng đây không phải là dấu hiệu của việc chuyển dạ sớm hay sinh non.
Nếu bạn cảm thấy bất tiện vì việc rò rỉ sữa non vào những trường hợp ngoài ý muốn, bạn có thể dùng miếng lót thấm sữa bên trong áo ngực để ngăn sữa thấm qua lớp áo bên ngoài.
Ợ hơi, táo bón và các bệnh về tiêu hóa
Bạn biết rằng ợ hơi và ợ ra tiếng sẽ làm mình mất đi nét nữ tính và duyên dáng, nhưng bạn không thể kiểm soát được vấn đề khi mà bạn đang mang thai. Triệu chứng này được gây ra bởi lượng progesterone tăng cao khi mang thai. Hóc môn này giúp cho bạn có một khi mang thai khỏe mạnh, nhưng đồng thời lại khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm. Khi thai nhi phát triển hơn, em bé lớn dần và chiếm nhiều không gian trong tử cung làm cản trở hệ tiêu hóa làm việc. Từ đó, các triệu chứng như táo bón, ợ chua, “xì hơi” và một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa khác xuất hiện.
Các mẹ bầu nên làm gì để tránh những tình huống gây xấu hổ này? Bạn tốt nhất nên tránh các loại thức ăn gây đầy hơi như súp lơ xanh, đậu que, bắp cải hoặc phô mai. Bên cạnh đó, hãy uống thật nhiều nước, tập thể dục và phân nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên, thay vì ăn một bữa thật no, thật đầy.
Chứng táo bón, cũng như ợ hơi, chướng bụng và các vấn đề tiêu hóa khác, rất phổ biến trong suốt thai kỳ. Điều này đều do hóc môn progesterone tác động, làm hạn chế hoạt động của hệ tiêu hóa, hoặc do tác động của vitamin bạn bổ sung vào cơ thể trước khi mang thai. Nếu nguyên nhân gây táo bón là do viên vitamin bổ sung, bạn nên báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc bổ khác với loại vitamin có chứa chất làm mềm phân, hạn chế chứng táo bón.
Ngoài ra, để hạn chế táo bón, bạn có thể ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và vận động nhiều. Những bài tập thể dục có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, cải thiện tình hình táo bón nghiêm trọng. Ăn nhiều thức ăn chứa probiotic acidophilus như sữa chua, hành tây, cà chua, chuối, tỏi… cũng có thể giúp bạn đi ngoài thường xuyên và đều đặn.