Trong những tháng đầu đời của mình, nguồn dinh dưỡng của bé chủ yếu là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức nếu mẹ không đủ sữa cho bé. Để tập cho bé ăn dặm và khả năng ăn thô chính là một bước tiến quan trọng trong năm đầu tiên của trẻ. Khi bé bắt đầu ăn dặm, việc chọn lựa và chế biến những loại rau, thực phẩm vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé đồng thời phát huy khả năng sinh trưởng, nhận thức của bé cũng là những vấn đề quan trọng không kém.
Trong giai đoạn này, bạn sẽ biết được những loại rau nào bé bị dị ứng hay bài xích, không thích ăn. Có rất nhiều loại rau dành cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn tập ăn dặm này, bạn hoàn toàn có thể tập cho bé thích nghi và có thể ăn nhiều loại rau khác nhau một cách khoa học, nhưng trước hết trẻ sơ sinh phải trên 6 tháng tuổi – khá cứng cáp và sẵn sàng đón nhận giai đoạn đầy thử thách này.
Khoai tây, khoai lang
Là một trong những loại rau đầu tiên tốt nhất để tập cho bé ăn dặm bởi khoai tây rất mềm, dễ nghiền lại có hương vị ngọt ngào dễ ăn. Đồng thời nó còn chứa hàm lượng beta carotene và vitamin C cao trong thành phần, làm tăng khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh. Khoai lang lại có nhiều chất xơ, giúp trẻ tiêu hóa tốt, nhuận trường…đây là bước đệm tuyệt vời giúp trẻ thay đổi khẩu vị của mình với những loại rau khác.
Cà rốt
Với hương vị ngọt ngào màu sắc bắt mắt, cà rốt sẽ là món ăn yêu thích của bé trong giai đoạn tập ăn dặm của trẻ sơ sinh. Không chỉ cung cấp vitamin A, B, C cho trẻ, cà rốt còn cung cấp lượng canxi giúp cho xương chắc khỏe và hàm lượng kali lớn. Bên cạnh đó, cà rốt còn rất tốt cho thị lực của trẻ, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiều bệnh tật.
Hãy nấu cà rốt đến khi mềm và nghiền nát chúng để nấu cùng cháo ăn dặm cho trẻ. Cố gắng không nên thêm muối hay dùng bơ khi chế biến để đảm bảo sức khỏe của trẻ được tốt hơn.
Đậu que
Đậu que là loại rau xanh tốt nhất khi bé chuyển khả năng ăn dặm của mình sang các loại rau. Không chỉ cung cấp lượng vitamin A và K giúp bé tăng cường hệ miễn dich mà mùi vị ngọt của đậu que còn giúp bé thích nghi tốt hơn khi dùng các loại rau xanh khác sau này.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan thật sự là loại đậu thích hợp cho những trẻ đang trong giai đoạn tiếp xúc và tập ăn dặm. Không chỉ có hương vị ngọt ngào mà đậu Hà Lan còn là một thực phẩm giàu protein, chứa nhiều chất xơ hổ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh lại giàu hàm lượng vitamin A và C. Hãy nấu chúng đến khi mềm và nghiền nát chúng trước khi cho vào cháo ăn dặm của bé.
Bí đỏ dài hình hồ lô
Giàu canxi, chất xơ và nhiều vitamin, có thể cho trẻ sơ sinh ăn dặm từ 4 – 6 tháng tuổi với hương vị ngọt, rất mềm lại dễ nuốt đồng thời lại rất bổ dưỡng cho bé.
Bông cải xanh – súp lơ
Là một trong những loại rau được yêu thích dành cho trẻ sơ sinh từ 8 – 10 tháng tuổi. Rau này có hương vị ngon ngọt, có thể tập cho bé ăn thô khi bạn hấp bông cải xanh và cắt thành miếng nhỏ cho bé ăn. Bông cải xanh có nhiều chất xơ và vitamin C, giúp bé nhuận trường và không bị táo bón.
Bông cải trắng
Súp lơ chứa nhiều vitamin C và K dành cho trẻ sơ sinh khoảng 6 tháng tuổi. Bạn hãy hấp, luộc hay nghiền bé sẽ vô cùng thích thú với hương vị ngọt từ súp lơ mang lại.
Củ cải trắng
Rất giàu vitamin C và canxi, cộng với nhiều chất xơ và protein củ cải trắng hoàn toàn thích hợp cho trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi. Với hương vị ngọt ngào, trẻ sẽ dễ dàng quen thuộc với thực phẩm này nhất là vào mùa đông.
Cà tím
Cho bé ăn dặm với cà tím, ngoài lượng vitamin A, B6, folate và canxi, cà tím còn chứa nhiều khoáng chất như kali và chất xơ giúp bé đi tiêu đều đặn hơn. Bạn có thể chế biến cà tím cho bé ăn dặm như một loại nước sốt ngon tuyệt cùng một vài gia vị đơn giản, khiến thực đơn ăn dặm của bé càng thêm phong phú.
Khi bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, hãy chú ý đến nguồn rau sạch mà bạn đang mua để chế biến các món ăn dặm cho bé yêu nhà mình. Nếu rau không tươi và gần như hư, điều này sẽ dẫn đến hệ thống miễn dịch của trẻ kém phát triển, dễ bị nhiễm trùng bởi những vi khuẩn của thực phẩm.
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
- Hãy mua những loại rau hữu cơ, không dùng thuốc trừ sâu.
- Ngay sau khi bé ăn xong, hãy nhanh chóng cất phần còn dư lại vào tủ lạnh. Trước khi cho bé ăn, nên kiểm tra lại cháo xem chắc chắn là không bị hư.
- Chỉ nên hâm nóng lại cho cháo trong 1 lần duy nhất. Không bao giờ cho trẻ dùng lại cháo đã hâm nóng nhiều hơn 1 lần. Bởi một khi thực phẩm được hâm nóng lại có nghĩa là vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển. Đồng thời việc bạn cất thực phẩm vào tủ lạnh, khi cần dùng thì hâm nóng lại càng làm hỏng thực phẩm nhanh hơn.
- Thời gian ăn uống cũng có thể là thời gian chơi nhằm giúp trẻ phát triển được những xúc giác. Lúc đó cũng là thời điểm trẻ dễ dàng chấp nhận đồ ăn mới nhiều hơn nếu bạn vừa đút cháo cho bé, vừa cho bé sờ vào đồ chơi.