Truyền thông là con đường giao tiếp cơ bản trong cuộc sống hiện nay. Nó còn được thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể hay dấu hiệu nhận biết như nét mặt, cử chỉ, cảm xúc của người nói và người nghe. Ngôn ngữ được chia thành 2 nhóm đó là tiếp thu ngôn ngữ và ngôn ngữ biểu cảm. Tiếp thu ngôn ngữ là giai đoạn cũng như khả năng để trẻ hiểu những gì người khác đang nói, có thể là bạn, là bố hay ông bà người thân trong nhà hoặc là những người hàng xóm lân cận. Còn ngôn ngữ biểu cảm chính là bạn tỏ thái độ cũng như cảm xúc của mình đi kèm với lời nói đó. Chẳng hạn như bạn giận dữ với tiếng hét to, hay khóc lóc với tiếng nói nhỏ hoặc cười khúc khích với tiếng nói giòn tan.
Do đó, nếu bạn mặt đối mặt với bé, mô tả cho bé nghe những gì bạn đang quan tâm, những gì bạn đang làm, chỉ cho bé thấy hình ảnh của vật hay đối tượng mà bạn đang nói đến chính là bạn đang tạo điều kiện tốt cho bé tiếp thu ngôn ngữ, những biểu cảm của bạn khi nói, âm thanh trong giọng nói của bạn chính là hướng dẫn bé tiếp cận với ngôn ngữ biểu cảm.
Những giai đoạn bé biết nói bạn cần biết
Từ 2 – 6 tháng tuổi | Thích cười, hay hét lên khi vui, khi buồn, thậm chí còn khóc rất to mỗi khi bị đau hay không vui.Hay nhìn theo hướng có giọng nói quen thuộc, nhất là nghe giọng nói của bạn. |
Từ 6 – 9 tháng tuổi | Bắt chước âm thanh từ những người khác hay từ những video ca nhạc mà bé rất thích qua những âm thanh của riêng mình.Đáp ứng được với những hành động như vẫy tay chào tạm biệt, kèm theo chữ “bye – bye” được mẹ và nhiều người dạy và khuyến khích. |
Từ 9 – 15 tháng | Bập bẹ với những tiếng nói non nớt như “mẹ, ba, bà…” hay những âm thanh ngắn khác.Mỗi khi nghe âm thanh từ giọng nói của mẹ la “không được” hay “dơ”…biểu hiện sự không hài lòng, bé vẫn hiểu được lời mẹ nói trong vô thức nhưng vẫn không tuân theo và hành động riêng theo bản năng của mình. |
Từ 15 – 18 tháng | Hành động theo những thói quen của bé, có thể nhận dạng ba mẹ qua những bức ảnh mà bé thấy.Có thể sử dụng lời nói và cử chỉ cùng một lúc với nhau, biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn.
Trong giai đoạn này, bé có thể nói nhiều từ hơn, khoảng 15 từ khác nhau. |
Từ 2 – 3 tuổi | Bé đã có thể trả lời những câu hỏi đơn giản của mẹ, bố như “con không thích”, “con muốn ăn”…Có thể nhớ tên của những người thân mà bé hay gặp, bé còn có thể gọi tên người đó một cách thành thạo.
Có thể nói hay phát biểu những câu nói dài hơn. Mọi câu nói hay câu hỏi, thậm chí trả lời câu hỏi của bạn cũng theo hướng đơn giản, dễ hiểu theo cách của riêng trẻ |
Từ 4 – 5 tuổi | Nói hay phát biểu những câu nói như người lớn thật sự.Có thể hiểu được lời nói từ người lớn, biết cách xác định nhận thức được các mốc thời gian như quá khứ, hiện tại, tương lai.
Có thể phân biệt rõ đối tượng mà bé muốn nói đến và gọi tên một cách chính xác. |
Các hoạt động bạn nên làm giúp bé tập và biết nói nhanh
Trẻ sơ sinh | Nên bắt chước âm thanh mà bé phát ra để vui cùng với bé, học nói với bé.
Làm nhiều khuôn mặt khác nhau để chọc cười với bé, hát cho bé nghe hay cùng chơi các trò chơi trí tuệ với bé. |
Trẻ em | Cùng nhìn vào video cùng hát những bài hát đơn giản với bé.
Khuyến khích nỗ lực của bé bằng cách khen ngợi và nói chuyện, trao đổi với trẻ nhiều hơn. Hướng dẫn trẻ sử dụng những từ ngữ chính xác hơn bằng cách giải thích ngữ nghĩa trong từng ngữ cảnh khác nhau để bé hiểu rõ hơn về cách dùng từ của mình. Có thể nêu những từ đồng nghĩa với nhau để bé có nhiều sự lựa chọn đồng thời làm giàu ngôn ngữ cho bé. Hãy đặt tên cho người bạn nhỏ hay những đồ vật trẻ yêu thích bằng cách riêng biệt và dễ nhớ theo khả năng của trẻ. Hãy nói cho trẻ hiểu rõ hơn về những gì bạn đang làm, lợi ích của việc bạn đang làm và những gì trẻ sẽ nên làm. |
2 – 3 tuổi | Hãy cho trẻ hát những bài hát quen thuộc.
Cho trẻ đọc những quyển sách với những câu chuyện đơn giản. Dạy thêm cho trẻ nhiều danh từ đồ vật, cây cảnh, động vật khác nhau để trẻ có thể hình dung từ từ trong đầu của mình. Hãy hướng dẫn con cách làm, cách sử dụng, cách tiếp cận chẳng hạn như dạy con cách vuốt lông một chú chó như thế nào, điều khiển chiếc xe đồ chơi mới như thế nào… |
4 – 5 tuổi | Giúp trẻ học những từ ngữ đơn giản thêm.
Kể cho trẻ nghe những câu chuyện mà bạn yêu thích hay chuyện do bạn hư cấu để trẻ hiểu hơn về ý nghĩa của những câu chuyện mà bạn đang kể, bài học được rút ra từ câu chuyện. Qua đó, bạn hãy khuyến khích trẻ phát biểu cảm nghỉ của mình và đóng góp, nhận xét qua cảm nghỉ của con. Tập cho trẻ miêu tả đối tượng đang hay đã nhìn thấy nhằm làm giàu thêm kiến thức cho trẻ. Tập cho con nói lên cảm xúc của mình qua sự việc nào đó để bạn có thể hiểu rõ con hơn và trẻ cũng không sống trầm cảm vì chỉ nghỉ mà không nói. |
Dõi theo quá trình tập nói rồi đến biết nói của con, người mẹ không chỉ đóng vai trò người xem mà còn phải vào vị trí của người hướng dẫn chủ đạo. Rất rõ ràng, gia đình là tế bào của xã hội, do đó khả năng biết nói của bé cũng như ngôn ngữ của bé ảnh hưởng rất nhiều từ sự hướng dẫn cũng như môi trường bạn tạo nên cho bé.