Từ 10 – 12 tuổi: Người hướng dẫn trọn đời
Lứa tuổi thiếu nhi của bé cũng chính là lứa tuổi thiếu nhi của ba mẹ. Bạn sẽ là một huấn luyện viên của con trong giai đoạn này, không chỉ là huấn luyện viên trong một môn thể thao nào đó mà là huấn luyện viên về cách sống. Dành cho cha mẹ vị trí huấn luyện viên là vì bạn sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn cho bé trong giai đoạn chuyển tiếp từ kiểm soát hợp lý cuộc sống của bé (từ 7 – 10 tuổi) đến không thể kiểm soát con một cách toàn diện nữa (từ 12 – 15 tuổi).
Vì vậy, cha mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn gian nan sắp tới, khi mà những kỹ năng quản lý căng thẳng và khủng hoảng tinh thần sẽ được một cách gắt gao với những tình huống cụ thể và không thể thực tế hơn. Với vai trò là người hướng dẫn, bạn sẽ dễ dàng đoán trước những vấn đề mà bé sẽ gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên. Bạn sẽ muốn dạy con mọi thứ về cuộc sống này, những điều mà bạn cho là cần thiết với con suốt đời. Nhưng hãy chia sẻ một cách chọn lọc theo từng tình huống và thời điểm, vì các cô cậu nhóc sẽ không thể tiếp thu tất cả các kinh nghiệm sống mà bạn đề cập đến nếu bé chưa đủ tuổi hoặc chưa đủ nhận thức về vấn đề đó.
Từ 12 – 15 tuổi: Đóng vai người xấu lần 2
Như đã đề cập ở phần trên, bạn sẽ không thể can thiệp quá nhiều vào các hoạt động hằng ngày của con nữa và nhiều vấn đề trong cuộc sống khác, mà bạn sẽ phải công nhận rằng bé sẽ là người kiểm soát cuộc sống của chính mình. Đôi khi cha mẹ sẽ thấy rằng mình giống y hệt cha mẹ của bạn ngày trước, bạn cư xử với con theo cái cách mà bạn từng thề sẽ không bao giờ làm. Bạn sẽ gặp nhiều thử thách trong việc kiềm chế cảm xúc và suy nghĩ cá nhân thay khi phản đối con nhiều hơn, áp đặt suy nghĩ lên các con.
Để làm cha mẹ tốt, bạn cần trả lời đúng câu hỏi “Mình sẽ là một người cha/người mẹ của con, hay là một người bạn thân của con?”. Và mặc dù bạn muốn mình nắm toàn quyền của một người cha, người mẹ, điều bạn cần làm là đóng vai trò của một người bạn thân. Cũng sẽ là những lần cấm đoán và buộc con nghe theo ý mình với mong muốn hình thành những đức tính và thói quen tốt cho con, tuy nhiên, bạn cần thể hiện sự tâm lý và mềm mỏng. Trẻ con luôn cần những quy định để được rèn giũa nên người, nhưng trẻ cũng cần tình yêu thương và sự thấu hiểu sâu sắc từ ba mẹ.
Từ 15 – 18 tuổi: Cảm giác xa cách dần xuất hiện lần thứ 2
Tương tự như lúc bé mới đi học mẫu giáo, khi con bắt đầu vào cấp 3, ba mẹ dần cảm nhận sự xa cách con trẻ. Không chỉ vì bạn không đi chơi hoặc có hoạt động chung với con thường xuyên như trước đây, mà sự thay đổi và trưởng thành của bé cũng là một yếu tố. Thay vì “người tài xế” chở đi học và đón về nhà đúng giờ như những ngày còn nhỏ, con đã có thể tự lái xe đến trường và tự đến các hoạt động ngoại khóa. Mặc dù chưa thể tự xưng là một người độc lập thực sự nhưng thời gian sắp tới đây bé sẽ tự mình đi trên đôi chân và nỗ lực của mình. Các mối quan hệ bạn bè cũng tăng dần lên và những hoạt động giao tiếp xã hội cũng dày đặc hơn. Bạn sẽ thường xuyên thấy con về nhà trễ, không chỉ vì đi học thêm hay các hoạt động ngoại khóa mà còn là những bữa tiệc hay những cuộc hẹn hò của tuổi thanh thiếu này.
Từ 18 tuổi trở lên: Có thể là cách nhau một khoảng cách rất xa
Nếu bé lựa chọn một ngôi trường Đại học rất xa nơi mình đang sống, đây chính thức là lúc bạn sẽ nói lời tạm biệt với con.Trách nhiệm làm cha mẹ vẫn nguyên vẹn, chỉ là bạn mất sẽ mất đi một chút quyền kiểm soát với cuộc sống của con. Những thiết bị liên lạc hiện đại thông qua Internet và thậm chí là mạng xã hội sẽ giúp rút ngắn khoảng cách địa lý giữa cha mẹ và con cái. Bạn có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình cuộc sống của con và chia sẻ những khi con cần. Và bên cạnh việc dõi theo những bước trưởng thành của con, bạn cũng cần chú ý chăm sóc cho bản thân mình.
cha mẹ vẫn sẽ mãi là cha mẹ, vẫn sẽ lo lắng và mong muốn che chở cho con, dù là khi con còn đang được ẵm ngửa hay khi đã khôn lớn và đang ẵm ngửa một em bé trên tay. Hãy tận hưởng mỗi giai đoạn làm cha mẹ như tận hưởng một phần tốt đẹp do cuộc sống ban tặng cho bạn.