• Login
No Result
View All Result
beyeume
  • Mong có baby
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thụ thai
  • Mang thai
    • Sức khỏe và dinh dưỡng
    • 40 tuần thai
    • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
    • Chuyện sinh nở
    • Chăm sóc sau sinh
  • Chăm sóc bé
    • Trẻ sơ sinh
    • Bệnh trẻ em
    • Tã cho bé
    • Dinh dưỡng cho bé
    • Bé ăn dặm
    • Sữa cho bé
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
    • Bé đi mẫu giáo
    • Bé đi nhà trẻ
    • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Mẹ Đẹp
  • Nên Dùng
  • Mong có baby
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thụ thai
  • Mang thai
    • Sức khỏe và dinh dưỡng
    • 40 tuần thai
    • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
    • Chuyện sinh nở
    • Chăm sóc sau sinh
  • Chăm sóc bé
    • Trẻ sơ sinh
    • Bệnh trẻ em
    • Tã cho bé
    • Dinh dưỡng cho bé
    • Bé ăn dặm
    • Sữa cho bé
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
    • Bé đi mẫu giáo
    • Bé đi nhà trẻ
    • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Mẹ Đẹp
  • Nên Dùng
No Result
View All Result
beyeume
No Result
View All Result
Home Chăm sóc bé Bệnh trẻ em

Những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ

mehattieu by mehattieu
19/03/2023
in Bệnh trẻ em
0
Những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Những bệnh thường gặp ở trẻ là những căn bệnh phổ biến mà trẻ có thể bị qua con đường lây lan từ trong cộng đồng như cùng lớp học, gần nhà hay do sức đề kháng của trẻ yếu hoặc do điều kiện thời tiết. Do đó, bạn cần phải quan tâm đến những biểu hiện thay đổi nhỏ trên người của bé để kịp thời phát hiện, phòng chống và chữa trị kịp thời.

Nội Dung Bài Viết

  1. Thuỷ đậu
  2. Sởi
  3. Rubeon
  4. Quai bị
  5. Ho gà
  6. Bạch hầu
  7. Bại liệt

Thuỷ đậu

Bệnh này là một bệnh nhẹ do virus gây nên. Khi một trẻ lây bệnh từ một trẻ khác thì 2-3 tuần sau mới có biểu hiện.

Dấu hiệu:

Trước tiên xuất hiện rất nhiều nốt nhỏ, đỏ, ngứa. Những nốt này trở thành nốt mụn phồng nước, những mụn này vỡ ra và cuối cùng đóng vẩy. Thường mụn bắt đầu xuất hiện ở trên người và sau đó ở mặt, tay và chân. Có thể cùng một lúc có những chỗ phồng nước, chỗ dộp, chỗ đóng vẩy. Thường sốt nhẹ.

Cách chữa

Bệnh khỏi sau 1 tuần. Hằng ngày tắm cho trẻ bằng xà phòng và nước ấm. Cắt móng tay thật ngắn. Nếu có những nốt đóng vẩy bị loét cần bôi mỡ kháng sinh hoặc thuốc sát khuẩn.

Sởi

Bệnh nhiễm virus nặng này đặc biết nguy hiểm ở những trẻ em nuôi dưỡng kém hoặc bị bệnh lao. Sau mươi ngày ở gần một trẻ bị sởi, trẻ bắt đầu có dấu hiệu của cảm sốt, sổ mũi, đau mắt đỏ và ho. Trẻ ngày càng ốm. Mồm có thể bị loét và có thể bị ỉa chảy.

Sau 2 hay 3 ngày, một số nốt trắng như những hạt muối xuất hiện ở trong mồm. 1-2 ngày sau, những nổt ban xuất hiện – trước tiên ở sau tai và cổ, rồi nổi lên ở mặt, người và cuối cùng ở tay, chân. Sau khi ban nổi, trẻ thường có vẻ đỡ hơn. Ban kéo dài khoảng 5 ngày.

Cách chữa

* Trẻ cần nghỉ tại giường, uống nhiều chất lỏng, và cho thức ăn bổ. Đối với các cháu nhỏ không bú được, cho ăn sữa mẹ bằng thìa.

* Dùng thuốc hạ sốt và giảm ngứa.

* Nếu bị đau tai, dùng kháng sinh.

* Nếu thấy có dấu hiệu viêm phổi, viêm màng não, hoặc đau nhiều ở tai hoặc ở bụng, cần đi khám bệnh.

Đề phòng bệnh sởi

Trẻ em bị sởi nên tránh không lại gần các trẻ em khác. Nên đặc biệt chú ý bảo vệ các em ăn uống thiếu thốn hoặc bị lao, hoặc bị những bệnh kinh niên khác. Trẻ em khỏe không nên đến các gia đình đang có người lên sởi. Trẻ em chưa mắc bệnh sởi trong một gia đình đang có bệnh sởi không được đi học hay đi đến các nơi đông người trong thời gian 10 ngày.

Muốn tránh cho trẻ em khỏi chết vì bệnh sởi. Cần cho trẻ ăn tốt. Cần tiêm chủng phòng bệnh sởi khi trẻ được 9 tháng tuổi.

Rubeon

Bệnh Rubeon không nặng như bệnh sởi thông thường. Bệnh kéo dài 3-4 ngày. Ban phát nhẹ hơn. Đôi khi có hạch ở sau đầu, cổ sưng và đau.

Trẻ mắc bệnh phải nằm nghỉ tại giường và uống thuốc giảm đau nếu cần.

Phụ nữ mắc bệnh này vào lúc có thai được 3 tháng, có thể con đẻ ra có tổn thương hoặc bị dị dạng bẩm sinh. Vì vậy phụ nữ có thai, chưa bị bệnh rubeon này, nên tránh xa những trẻ em đang bị bệnh.

Quai bị

Dấu hiệu đầu tiên bắt đầu có sau khi bị lây từ một người bị quai bị 2-3 tuần.

Bệnh bắt đầu bằng sốt và có cảm giác đau khi há mồm hay nhai. Sau 2 ngày, sau tai và góc hàm thấy sưng rồi mới sang bên kia.

Cách chữa

Sau 10 ngày thì tự nhiên hết sưng mà không cần uống thuốc. Có thể uống thuốc hạ sốt, giảm đau. Cho thức ăn bổ, mềm và giữ cho miệng sạch.

Biến chứng

Ở người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, sau tuần đầu có thể thấy đau ở bụng hoặc sưng, đau ở tinh hoàn (ở nam), hoặc ở vú (ở nữ). Người bị sưng như thế nên nằm hay ngồi yên một chỗ và đắp khăn lạnh vào chỗ sưng để giảm bớt đau và bớt sưng. Nếu có dấu hiệu viêm màng não, phải đi khám bệnh.

Ho gà

Bệnh ho gà bắt đầu từ 1-2 tuần sau khi bị lây từ trẻ ho gà khác. Ho gà khởi phát giống như bị cảm lạnh: Sốt, sổ mũi, và ho.

Hai tuần sau, cơn ho gà bắt đầu. Trẻ ho dồn dập nhiều lần, không kịp thở, cho đến khi khạc ra một cục nhày đặc, rồi trẻ lại hít hơi vào phổi với một tiếng rít. Khi ho như thế, môi, móng tay bị tím vì thiếu không khí. Sau cơ ho trẻ có thể nôn. Giữa các cơn ho, trẻ gần như có vẻ khỏe mạnh.

Ho gà thường hết sau 3 tháng hay lâu hơn.

Ho gà đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 1 tuổi, nên cần tiêm chủng sớm cho trẻ. Các trẻ nhỏ có thể bị ho gà nhưng không điển hình nên khó biết là bị ho gà. Nếu trẻ có những cơn ho, mắt sưng hay hum húp, trong khi xung quanh có một số trẻ bị ho gà thì nên điều trị ngay như ho gà.

Cách chữa

* Vào giai đoạn đầu, trước khi cơn ho gà xuất hiện, nên dùng kháng sinh. Đối với trẻ em dưới 6 tháng, điều đặc biệt quan trọng là chữa sớm ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên.

* Trường hợp nặng, nhất là khi trẻ mất ngủ hay co giật, có thể dùng phenolbacbital.

* Để tránh cho trẻ khỏi bị sút cân và suy dinh dưỡng, nên cho ăn tốt và cho ăn lại ngay sau khi nôn.

Biến chứng

Có thể bị xuất huyết củng mạc mắt do ho gà, không cần phải điều trị. Nếu có co giật, hay dấu hiệu viêm phổi, viêm màng não cần đi khám bệnh.

Bạch hầu

Bệnh bắt đầu như cảm lạnh có sốt, nhức đầu và viêm họng. Có một màng màu vàng xám bám ở thành sau họng và có khi ở mũi và môi. Cổ trẻ có thể bị sưng. Hơi thở rất hôi.

Nếu nghi ngờ một trẻ bị bạch hầu:

– Để trẻ nằm cách ly trong một buồng riêng

– Đi khám bệnh ngay. Dùng kháng độc tố đặc biệt để chống bạch hầu.

– Uống pênicillin, viên 400.000 đơn vị, cho trẻ lớn uống 3 lần/ngày.

– Súc họng bằng nước muối ấm.

– Cho hít hơi nước nóng nhiều lần hay liên tục.

– Nếu trẻ bắt đầu khó thở và da trở nên tím, dùng miếng gạc quấn vào đầu ngón tay, gạt bỏ màng trắng bám ở trong họng.

Bạch hầu là một bệnh nguy hiểm nhưng có thể đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm chủng vắc-xin.

Bại liệt

Bệnh hay gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Bệnh nhiễm virus này khởi phát như cảm có sốt, nôn, đau cổ. Đôi khi chỉ có thế. Nhưng cũng có khi một phần cơ thể bị yếu hay bị liệt. Thường có liệt một chân hoặc cả hai chân. Một thời gian sau chân liệt teo và không to nhanh như chân kia.

Cách chữa

Một khi bệnh đã phát ra, không có thuốc gì có thể làm hết liệt. Kháng sinh không có tác dụng. Châm cứu có thể giúp tình trạng khá hơn. Có thể dùng thuốc giảm đau non-steroid và đắp khăn nóng lên các cơ bị đau.

Phòng bệnh

Để trẻ bị bệnh trong một phòng riêng, cách ly với các trẻ khác. Người mẹ phải rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với trẻ ốm. Cách phòng bệnh tốt nhất là uống vắc-xin phòng bại liệt khi trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi.

Một trẻ bị tàn tật do bại liệt, cần được bồi dưỡng và tập vận động để củng cố những cơ còn lại. Trong năm đầu một phần sức lực có thể trở lại.

Previous Post

Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách

Next Post

4 cách giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh chóng

mehattieu

mehattieu

Nếu thấy bài viết hay hãy ủng hộ beyeume.vn bằng một share lên Facebook các mẹ nhé. Chúc các mẹ và bé nhiều sức khỏe, nhiều nhiều hạnh phúc.

Next Post
4 cách giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh chóng

4 cách giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh chóng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin nên xem

Phương Pháp Chữa Lành Bằng Âm Thanh Với Chuông Xoay Tây Tạng

Phương Pháp Chữa Lành Bằng Âm Thanh Với Chuông Xoay Tây Tạng

2 tháng ago
Spa gội đầu dưỡng sinh shan health

Top Spa Gội Đầu Dưỡng Sinh Chuyên Nghiệp Nhất Tại TPHCM

2 tháng ago

Bài nổi bật

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

2 tháng ago
Bảng cân nặng chuẩn thai nh

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ (số liệu mới cập nhật)

2 tháng ago

Tin hay khác

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh

2 tháng ago
Bảng cân nặng chuẩn thai nh

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ (số liệu mới cập nhật)

2 tháng ago
tu cung mo bao nhieu thi sinh

Cổ tử cung mở 1 ngón tay thì bao giờ sinh

2 tháng ago
Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái

Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? [ Giải Đáp ]

2 tháng ago
Bé hay nhè cơm và thức ăn, lý do vì sao?

Bé hay nhè cơm và thức ăn, lý do vì sao?

2 tháng ago
beyeume

beyeume.vn là website tổng hợp về kinh nghiệm, kiến thức hữu ích về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Chuyên Mục

  • 40 tuần thai
  • Bé ăn dặm
  • Bé đi mẫu giáo
  • Bé đi nhà trẻ
  • Bé từ 6 – 12 tuổi
  • Bệnh trẻ em
  • Chăm sóc bé
  • Chăm sóc sau sinh
  • Chuẩn bị mang thai
  • Chuyện sinh nở
  • Dinh dưỡng cho bé
  • Hỏi đáp
  • Mang thai
  • Mẹ Đẹp
  • Mong có baby
  • Nên Dùng
  • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nuôi dạy con
  • Phương pháp thai giáo
  • Sinh con
  • Sữa cho bé
  • Sức khỏe và dinh dưỡng
  • Tã cho bé
  • Thụ thai
  • Tin tức
  • Trẻ sơ sinh

Mạng Xã Hội

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Điều Khoản Sử Dụng Nội Dung
  • Chính sách bảo mật

Copyright © 2023, beyeume - Chuyên trang mẹ & bé.

No Result
View All Result
  • Blog
  • Chính sách bảo mật
  • Điều Khoản Sử Dụng Nội Dung
  • Giới Thiệu
  • Home Beyeume
  • Liên Hệ

Copyright © 2023, beyeume - Chuyên trang mẹ & bé.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In