Một trong những nguyên nhân thường khiến trẻ sơ sinh khóc kéo dài là do cơn đau bụng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cơn đau và các triệu chứng làm phiền bé.
Hãy thử nhớ những gì xảy ra với gia đình nhỏ của bạn gần đây. Bạn trở nhà sau khi đã hồi sức sau sinh ở bệnh viện. Bạn dành nhiều tuần qua để chăm sóc cho thiên thần nhỏ chỉ vừa mới biết bú sữa, khóc, ngủ và đi ngoài…Rồi đến một ngày, thiên thần ngoan ngoãn bỗng trở chứng và rên rỉ cả ngày, đầu tiên là nhăn mặt khó coi và khóc đến mức đỏ hết cả mặt. Mà chuyện không chỉ dừng lại ở đó, cơn rên rỉ này càng nghiêm trọng khi về đêm và có vẻ như không có hồi kết.
Kết luận nào cho điều này? Ắt hẳn là bé đã bị cơn đau bụng làm phiền đấy mẹ ạ.
Trẻ sơ sinh bị đau bụng
Đau bụng không phải là một bệnh mà là sự kết hợp của nhiều biểu hiện sai lệch đang xảy ra đối với bé. Định nghĩa và tình trạng trẻ sơ sinh bị đau bụng thường đi theo “quy tắc số 3” bao gồm: trẻ bắt đầu khóc nhiều từ tuần thứ 3, kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ và xảy ra ít nhất 3 ngày/tuần và kéo dài liên tục ít nhất là 3 tuần liên tiếp. Một số em bé khác có thể bị mắc phải tình trạng đau bụng nghiêm trọng hơn, khóc lâu hơn và kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần hơn.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau bụng là gì?
Nguyên nhân chính xác gây đau bụng cho trẻ sơ sinh vẫn là một điều bí ẩn, nhiều chuyên gia nhi khoa xác định đó không phải là do vấn đề di truyền hay bất cứ điều gì diễn ra trong suốt giai đoạn mang thai, sinh con và chăm sóc con của các ông bố bà mẹ. Dưới đây là một số thông tin liên quan giải thích cho việc trẻ sơ sinh thường bị đau bụng và khóc mãi không ngừng mà các mẹ cần chú ý để có hướng điều trị đau bụng cho trẻ phù hợp.
Trẻ nhạy cảm
Hệ tiêu hóa chưa trưởng thành: Đối với trẻ sơ sinh, việc tiêu hóa cũng là một vấn đề lớn đối với hệ tiêu hóa còn non trẻ của bé. Vì vậy, thức ăn dễ bị trôi đi trong khi chưa được nghiền nhỏ, khiến cho bé bị đầy hơi và đau bụng.
Chứng trào ngược axit ở trẻ sơ sinh
Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện chứng trào ngược axit ở trẻ sơ sinh thỉnh thoảng sẽ là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kéo dài. Chứng trào ngược thường xảy ra do cơ thắt bên dưới thực quản chưa phát triển đầy đủ. Phần cơ này có vai trò giữ cho axit dạ dày không bị trào ngược lên thực quản và cổ họng, nhưng đối với trẻ sơ sinh, nhóm cơ chưa phát triển hoàn toàn và không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Triệu chứng thường gặp bao gồm trẻ hay nôn trớ, biếng ăn và tỏ ra khó chịu trong suốt giờ ăn hoặc sau khi ăn xong.
Dị ứng thực phẩm
Một số trẻ có thể mắc phải chứng dị ứng với đạm lactose trong sữa công thức. Hoặc một số bé sẽ có phản ứng đối với một số loại thực phẩm nhất định trong khẩu phần ăn của mẹ, những thức ăn này đi vào sữa mẹ và khiến cho bé bị dị ứng.
Triệu chứng cho thấy bé đang bị đau bụng
Tiếng khóc của bé không phải lúc nào cũng là biểu hiện của tình trạng đau bụng, điều đó khiến bạn không thể nhận ra tình trạng này của bé. Như đã nói ở trên, ngoài “quy tắc số 3” bạn còn có thể chú ý một số dấu hiệu sau đây:
- Bé khóc lớn và liên tục như đang hét.
- Các cơn khóc này thường diễn ra cùng một thời điểm mỗi ngày (thường là vào buổi chiều muộn hoặc đầu buổi tối)
- Bé khóc mà không rõ vì nguyên nhân gì (không phải vì tã bẩn, đau bụng hay mệt mỏi)
- Bé nhắm mắt hoặc mở to mắt, nhướng chân mày và thở dốc
- Bé dùng tay kéo chân, nắm chặt nắm tay và rướn bụng thật chặt.