Theo sự nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, hiện nay các loại thực phẩm được bán trên thị trường hiện nay hầu như đều chứa nhiều thành phần muối sodium và đường. Bản chất muối và đường là 2 thành phần cơ bản trong gia vị khi nêm nếm thức ăn cũng như những thành phần cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cả 2 thành phần này đều trở nên có hại nếu dược dung nạp quá nhiều và trở nên dư thừa dẫn đến các bệnh như huyết áp cao, bệnh tim, béo phì và tiểu đường. Do đó, vào thời điểm từ 3 tuổi trở lên – bé đi nhà trẻ cũng là lúc trẻ thích ăn những món ăn vặt như bánh, kẹo, đồ hợp…và tất cả đều có chứa nhiều thành phần muối sodium và đường quá mức cần thiết cho trẻ.
- Khi trẻ đến độ tuổi đi học chính là thời điểm đáng báo động về lượng muối sodium và lượng đường càng tăng cao khi trẻ đã có nhiều mối quan hệ bạn bè trong trường lớp, thường rủ nhau đi ăn vặt và vui chơi. Đây là lúc những món ăn đóng gói được trẻ biết đến và quan tâm nhiều hơn so với những bữa ăn chính bạn đã dành nhiều thời gian chế biến đầy đủ chất dinh dưỡng. Những mẹo sau sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn với 2 thành phần nguy hiểm trong những món đồ hộp, đóng gói này.
- Bạn nên chuẩn bị những nguyên liệu thực phẩm tươi ngon để chế biến các món ăn cho trẻ với lượng muối sodium và đường ít để giúp trẻ quen dần với những món ăn này. Đây còn là con đường tốt nhất để giúp trẻ ăn uống với chế độ dinh dưỡng và giữ được sự cân bằng giữa các chất trong cơ thể. Mặc dù bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để đi chợ, siêu thị và chế biến các món ăn trở nên đa dạng và phong phú để trẻ không bị ngán.
- Không nên tập cho trẻ ăn các loại bánh ngọt quá sớm, tiêu biểu là ở thời điểm 12 tháng tuổi, bạn không nên cho trẻ tiếp xúc với các thực phẩm qua cách mớm hay đút cho bé những mẩu nhỏ đút cho bé ăn. Nên hướng bé đi theo và quen thuộc với con đường ăn những món do mẹ nấu, chế biến bằng cách nghiền nát chúng và đút cho bé ăn.
- Tuy nhiên hiện nay có nhiều món đóng hộp, đóng gói vẫn có thể chế biến tại nhà một cách dễ dàng như khoai tây nướng, nước trái cây ép, khoai lang, cà rốt nướng…Bạn vẫn có thể chế biến cho trẻ tại nhà để đảm bảo 2 thành phần muối sodium và đường không quá cao.
- Nên tìm hiểu thành phần lượng muối sodium và đường được in rõ trên các bao bì đóng gói thực phẩm để luôn đảm bảo mỗi ngày trẻ không dung nạp vượt quá liều lượng mà mình nên nhận.
Tự chế biến thêm những món ăn nhẹ thông minh như sữa chua trái cây, tùy theo độ tuổi của trẻ bạn có thể cắt trái cây với nhiều kích thước khác nhau để trẻ dễ dùng. Một nửa quả chuối, nho, quýt hay cam để hoàn thành món sữa chua trái cây hoặc chế biến các món rau trộn bổ dưỡng với mayonaise bằng bắp cải bào nhỏ thêm một ít bắp mỹ cũng được bào sẵn để tăng thêm màu sắc hấp dẫn.
Đừng mãi chú trọng làm giảm lượng đường, muối sodium trong thức ăn mà quên đi chất sắt và kẽm luôn cần được bổ sung để quá trình phát triển của trẻ luôn được bảo đảm. Các bé từ 6 tháng tuổi trở lên luôn cần nhiều chất sắt cho quá trình phát triển trí não. Trẻ càng lớn thì nhu cầu về chất sắt, chất kẽm càng cao hơn để tham gia vào quá trình phát triển các cơ quan chức năng.