Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, các mẹ bầu sẽ cảm thấy bối rối và hoang mang vì không biết nên làm những gì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Những hoạt động dưới đây sẽ mách bạn những công việc cần làm trong 3 tháng đầu và giúp bạn có thêm tự tin làm một người mẹ tốt.
Sử dụng biện pháp thử thai để chắc rằng bạn đã có em bé
Hầu hết các biện pháp thử thai tại nhà đều có thể phát hiện chính xác liệu bạn có mang thai hay không. Thời gian thích hợp để thử thai là khi kinh nguyệt của bạn bị trễ từ 2 đến 3 ngày. Nếu kết quả trên que thử thai chỉ xuất hiện một vạch hoặc 2 vạch mờ nhạt, bạn nên đợi một vài ngày hoặc 1 tuần để kiểm tra lại nếu bạn vẫn chưa có kinh trong các ngày tiếp theo.
Trường hợp xuất hiện 2 vạch mờ trên que thử thai xảy ra vì nước tiểu của bạn chỉ chứa một lượng nhỏ hóc môn hCG ( hóc môn Human chorionic gonadotropin – được tiết ra ở phụ nữ mang thai) trong thời gian đầu mang thai.
Tham vấn ý kiến bác sĩ những loại thuốc bạn nên uống trong giai đoạn mang thai
Nhiều loại thuốc không an toàn cho sự phát triển của em bé. Nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị dài hạn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo thành phần tá dược của các loại thuốc này không gây hại đến thai nhi.
Thậm chí, nếu bạn đang sử dụng các loại vitamin hoặc thuốc bổ cho sức khỏe, đừng chần chừ cân nhắc đến mức độ an toàn của chúng. Bạn cần phải biết chắc những gì tốt nhất cho con mình.
Lựa chọn các hình thức vận động phù hợp
Các hoạt động thường ngày như làm việc, vận động, chơi thể thao có thể không còn phù hợp với bạn khi bước vào giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, cũng như giai đoạn thai kỳ tiếp theo.
Nếu công việc của bạn đòi hỏi bạn tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng, các hoạt chất sinh học, bạn cần thay đổi sớm nhất có thể. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu trong các công việc hằng ngày trong gia đình.
Vận động chơi thể thao nhẹ nhàng như tập yoga, ngồi thiền, đi bộ và các động tác dành cho lưng, .
Lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe
Trong 3 tháng đầu mang thai, bạn nên tìm hiểu và nhận thức những loại thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng và cần thiết cho bạn suốt thời kỳ mang thai. Hãy dự trữ các loại thực phẩm này trong tủ lạnh, chạn bếp để đảm bảo rằng bạn sẽ tìm thấy thức ăn thích hợp bất cứ khi nào bạn đói.
Đặc biệt bạn cần tránh các loại thực phẩm có thể chứa vi khuẩn, ký sinh hoặc chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, như thịt chưa được nấu chín, trứng sống, cá và hải sản sống, các loại củ chưa được chế biến kĩ. Bên cạnh đó, bạn cần tránh các loại salad tại các cửa hàng bán đồ ăn nhanh (đặc biệt là salad chứa thành phần giàu protein như trứng, gà, thịt nguội và hải sản), bánh hot dog, thịt hun khói và thịt
Đi ngủ sớm
Bước vào giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bao giờ hết. Hãy đi ngủ thật sớm để đảm bảo sức khỏe và nạp lại năng lượng cho ngày kế tiếp.
Theo dõi các triệu chứng có thể là dấu hiệu thai nhi phát triển không bình thường
Khi bạn mang thai, có rất nhiều triệu chứng xảy ra đối với cơ thể mà bạn không thể biết được liệu đó là những triệu chứng bình thường mà các mẹ bầu khác đều mắc phải hay đó là dấu hiệu xấu cho thai nhi. Bạn cần theo dõi các dấu hiệu trên cơ thể thường xuyên, nếu bạn mắc nhiều triệu chứng sau sau đây đây, bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế để kiểm tra sớm nhất.
Điều trị ốm nghén
Hầu hết 3/4 phụ nữ mang thai đều bị ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai. Những cơn ốm nghén có thể kéo dài cả ngày, gây cảm giác mệt mỏi và chán ăn đối với các mẹ bầu. Nếu bạn cũng nằm trong trường hợp 3/4 các mẹ bầu này, một số biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp bạn. Hãy chia nhỏ các bữa ăn chính và ăn phụ, và ăn một lượng thức ăn vừa phải, chọn các thức ăn ở nhiệt độ phòng (không quá lạnh hoặc quá nóng) và có vị thanh đạm. Nếu như cách ăn uống này không mang lại hiệu quả, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ cung cấp vitamin B6 hoặc thuốc chống nôn mửa hiệu quả mà vẫn an toàn trong thời kỳ mang thai.
Dự trù kinh phí cho kỳ sinh nở và nuôi con
Khi đã chắc chắn mình có thai, bạn biết bạn có một quãng đường dài phía trước chăm sóc nuôi dạy con. Đó là một kế hoạch dài hạn mà bạn cùng với ông xã cần bàn bạc và dự trù mọi thứ để đảm bảo đem lại cho con những điều tốt nhất. Hãy suy nghĩ về những chi phí bạn cần chuẩn bị cho kỳ sinh nở, quần áo, sữa, tã giấy, đồ chơi… và cách chi tiêu tiết kiệm ngay từ lúc này để có thể để dành một khoản tiền đáp ứng các nhu cầu của bé.
Khám thai định kỳ
Bắt đầu từ tuần thai thứ 8, bạn có thể bắt đầu gặp bác sĩ để kiểm tra tổng quát và được giải đáp các thắc mắc trong lần đầu mang thai. Trong buổi khám sức khỏe đầu tiên, bác sỹ cần biết tình hình sức khỏe của bạn, liệu bạn có gặp các vấn đề mang thai trước đây, hoặc có gặp phải các triệu chứng như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới và nôn mửa nghiêm trọng. Nếu bạn đang sử dụng các loại dược phẩm, đây cũng là lúc để tham vấn ý kiến của bác sĩ về mức độ an toàn khi sử dụng và có loại thuốc thay thế nếu cần thiết.
Từ thời điểm khám thai lần đầu tiên, bạn cần thực hiện khám thai định kỳ theo đúng như chỉ định của bác sĩ để biết liệu thai nhi có khỏe mạnh hay không và tình hình sức khỏe của mẹ có đủ tốt để thai nhi phát triển bình thường.
Những điều các mẹ nên tránh trong thời kỳ mang thai
– Hút thuốc: thuốc lá là chất độc hại nhất mà các mẹ bầu cần tránh trong suốt thời kỳ mang thai. Hút thuốc lá gây nguy cơ sẩy thai và các vấn đề về nhau thai. Thuốc lá làm giảm khả năng phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu cho thấy hút thuốc còn gây dị tật sứt môi và hở hàm ếch cho thai nhi.
– Uống rượu: Một lượng nhỏ thức uống có cồn cũng có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ khi sinh cũng như các vấn đề về phát triển trí tuệ (học tập, nói chuyện, mức độ tập trung, ngôn ngữ…). Chúng ta không thể biết chính xác cồn có thể gây hậu quả đến mức nào, vì vậy, bạn cần tránh tất cả những thức uống này để tránh ảnh hưởng xấu đến bé. Để tìm hiểu thêm về các loại thức uống không tốt cho thời kỳ mang thai, các bạn đọc thêm tại Thực phẩm, đồ uống cần tránh khi mang thai
– Giảm lượng cafein hằng ngày: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các bà mẹ mang thai tiêu thụ hàm lượng cafein cao có nguy cơ sẩy thai và mắc phải các vấn đề khi mang thai. Các mẹ cần hạn chế hàm lượng cafein nạp vào cơ thể, không quá 20 mg/ngày (tương đương 350 ml cà phê)