Bạn biết rằng, thời gian cho con bú cho sẽ kéo dài ít nhất đến khi con được 1 tuổi. Tuy nhiên, việc kéo dài giai đoạn cho con bú, ngay cả khi cho bé đã chập chững, có thể đem lại nhiều lợi ích cho cả bé và mẹ.
Một số bà mẹ phải bỏ bú cho con ngay khi bé bắt đầu bước qua tháng 12, vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, một số bà mẹ khác chọn cách kéo dài thời gian cho con bú. Việc kéo dài thời gian cho con bú có nghĩa là mẹ sẽ không tự động cho con bú, nhưng cũng không từ chối mỗi lần bé quấy khóc và đòi bú mẹ. Mặc dù sẽ rất bất tiện cho bà mẹ, cách làm này mang lại nhiều lợi ích cho bé và cả mẹ.
Sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng cho bé
Theo những kiến thức mà nhiều bà mẹ truyền miệng cho nhau, sữa mẹ sẽ hết chất dinh dưỡng sau một năm cho con bú. Tức là trong giai đoạn tiếp theo, việc mẹ cho con bú cũng chỉ vô ích. Điều này không đúng, bởi vì một đứa trẻ, dù ở độ tuổi nào cũng đều có thể hấp thu những chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, như protein, canxi, chất béo, vitamin A và những chất dinh dưỡng khác.
Bạn có thể thử so sánh sữa mẹ với những loại thực phẩm khác, số lần bạn ăn loại thực phẩm sẽ không ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng bạn hấp thu từ thực phẩm đó, dù là bạn ăn lần đầu hay lần thứ 100.
Sữa mẹ giúp tăng cường hệ tiêu hóa
Những đứa trẻ được cho bú sữa mẹ nhiều sẽ có ít nguy cơ mắc các tình trạng bệnh tật và tỉ lệ tử vong. Bạn càng kéo dài giai đoạn cho con bú, bé sẽ có càng ít nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến việc bú sữa như nhiễm trùng tai, hoặc viêm đường hô hấp trên.
Kéo dài thời gian cho con bú giúp mẹ khỏe mạnh hơn
Những bà mẹ cho com bú kéo dài sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư tử cung. Lợi ích của việc này sẽ tăng lên dần nếu mẹ kéo dài thời gian cho con bú.
Thúc đẩy sự phát triển của não bộ
Có nhiều nghiên cứu cho rằng cho con bú giúp tăng cường sự phát triển của trí não của trẻ. Lợi ích này không đơn thuần đến từ chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, mà còn nhờ vào tư thế cho con bú của mẹ. Khi trẻ được cho cho bú bằng cả 2 bên ngực của mẹ, bé sẽ được thay đổi các vị trí khác nhau, và vì vậy, được nhìn và quan sát theo nhiều hướng khác nhau. Điều đó sẽ kích thích trí thông minh định vị không gian cho trẻ.
Thậm chí đối với cả việc bú sữa công thức bằng bình sữa, mẹ cũng nên thay đổi các tư thế cho bé bú thay vì chỉ giữ nguyên một vị trí. Thay đổi vị trí bình và tư thế cho con bú để giúp bé rèn luyện trí não.
Cho con bú sữa mẹ sẽ giúp làm dịu khi bé khó chịu, và làm cho mẹ bình tĩnh hơn
Cho con bú luôn là một biện pháp hiệu quả khi các bà mẹ muốn làm dịu con yêu khi chúng đang quấy khóc, bé bị thương hoặc đang trong tình trạng căng thẳng. Việc này sẽ khiến bé bị xao nhãng và không còn chú ý đến tình huống hiện tại nữa.
Ngược lại, mẹ thường sẽ có thêm thời gian thư giãn khi cho con bú. Các bà mẹ có rất nhiều việc phải làm, công việc ở công ty, việc nhà và các vấn đề gia đình khác. Dành thời gian cho con bú cũng là cho bản thân bạn thời gian để nghỉ ngơi và giảm căng thẳng. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy bị rối như tơ vò vì công việc, bạn sẽ cần dừng lại, hít thở thật sâu và tìm cách giải quyết. Trong trường hợp này cũng vậy, các bà mẹ sẽ có cơ hội tạm ngừng những suy nghĩ về công việc còn tồn đọng và cho cơ thể được thư giãn đôi chút.
Cho con bú không bất tiện như bạn nghĩ
Trước khi nói về những điểm thuận tiện của việc kéo dài thời gian cho con bú, bạn hãy nghĩ đến những việc có thể xảy ra khi bạn bắt đầu bỏ bú cho con. Có phải bạn sẽ cần phải học cách phân bổ lại thời gian cho con bú sữa công thức, làm sao tập cho con làm quen với việc không bú mẹ nữa. Chưa kể đến những thay đổi không mấy dễ chịu của cơ thể bạn khi phản ứng lại với việc ngưng cho con bú, như đau nhức ngực hoặc trào sữa ra ngoài.
Việc cho con bú khi nào bé muốn sẽ không làm bạn bị đau tức ngực như khi bạn đột ngột ngưng cho con bú. Vì khi bé lớn hơn, bé sẽ bắt đầu bú sữa mẹ ít hơn, và việc cho con bú sẽ duy trì, chỉ là không thường xuyên như trước. Đó là một cách bỏ bú từ từ, và việc đó không khiến cho ngực bạn đau nhức như việc ngưng cho bú một cách đột ngột.